Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng
Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp. Ngài có tên gọi khác là Tỳ Lư Giá Na, Quang Minh Biến Chiếu hay Biến Nhất Thiết Xứ. Theo nhiều tài liệu, Phật Như Lai Đại Nhật là bản tôn căn bản của Mật Tông và cũng là pháp thân của Phật Như Lai.
Đại Nhật Như Lai giữ chức vụ cao quý, có sức mạnh cứu độ chúng sinh, tôn tượng ngài được thờ phụng vô cùng phổ biến trong Phật Giáo. Đồng thời, ngài cũng là biểu hiện của ánh sáng trí tuệ, có năng lực diệt trừ bóng tối vô minh, mở ra con đường thiện cho chúng sinh.
Phật Như Lai Đại Nhật là ai?
Đại Nhật Như Lai hay Phật Như Lai Đại Nhật có vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo, đặc biệt là Mật tông Tây Tạng, Kim Cương Thừa và Phật giáo Đại Thừa. Trong tiếng Phạn, Như Lai Đại Nhật là Vairocana, được hiểu là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, nghĩa là biến chiếu, soi sáng khắp nơi, diệt trừ tất cả những nơi u tối, mang đến ánh sáng cho hết thảy chúng sinh. Do đó, Phật hiệu của Ngài là Tỳ Lô Giá Na, hay Biến Nhất Thiết Xứ, Quang Minh Biến Chiếu.
Theo Phật Giáo Đại Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có ba thân là Pháp thân, Hóa thân và Báo thân. Trong đó, Pháp thân là chánh pháp mà Ngài lĩnh ngộ được; Hóa thân là thân thể mà ngài được sinh ra, nhập diệt ở thế giới này còn Báo thân là công đức của ngài trải qua vô lượng kiếp tu hành. Có thể hiểu, thân mà Đức Phật được chứng ngộ gọi là Pháp thân, ý nghĩa của thân này vượt ngoài mọi sự luận bàn.
Trong khi đó, theo Mật Tông hay Chân Ngôn Tông, giáo pháp của hai bộ kinh Thai Tạng giới và Kim Cương giới do pháp thân Phật Như Lai Đại Nhật tuyên thuyết. Ngài là là tôn chủ của Mật tông, cũng là Pháp giới thể tính tự thân, là Pháp thân Như Lai. Theo các tài liệu này, Đức Đại Nhật Như Lai là mấu chốt giáo lý, các bài giảng truyền thống của Mật tông là do Đại Nhật Như Lai giảng dạy, không phải do Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy. Phật Như Lai Đại Nhật có trí tuệ uyên mẫn, ánh sáng trí tuệ của Ngài có thể chiếu sáng chúng sinh, giúp tránh khỏi điều tai ác, những suy nghĩ tiêu cực.
Trong cuốn Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, Đại Nhật Như Lai là một trong Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phương Phật. Ngài ngự ở vị trí trung tâm của vũ trụ, nước Phật Mật Nghiêm. Ở phía Đông là A Súc Bệ Như Lai, nước Phật Diệu Lạc; ở phía Tây là Phật A Di Đà, cõi Tây Phương Cực Lạc; ở phía Nam là Đức Bảo Sinh Như Lai, nước Phật giáo Vinh Diệu; ở phương Bắc là Đức Phật Bất Không Thành Tựu Phật, nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu. Như vậy, Phật Như Lai Đại Nhật là vị Phật đứng đầu trong vũ trụ quan Phật giáo Tây Tạng.
Các hình tướng của Phật Như Lai Đại Nhật
Phật Như Lai Đại Nhật có rất nhiều hồng danh khác nhau như Tỳ Lư Giá Na, Tỳ Lô Giá Na, Quang Minh Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ. Đặc biệt, trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Vairocana, theo lý giải của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn thuật ký Đại Nhật Kinh thì từ này nghĩa là mặt trời, có ánh sáng rực rỡ có năng lực diệt trừ chỗ u tối. Ánh sáng của ngài là ánh sáng bất diệt, không có giới hạn, không bờ bến, có thể chiếu sáng mọi phương, mọi thời điểm, không kể ngày đêm.
Trong kinh Brahmajala (kinh Phạm Võng), tên của Ngài có nghĩa là “người đến từ mặt trời”. Kinh này xuất hiện vào thế kỷ thứ V, được sáng tác ở Trung Quốc. Theo mô tả, Đức Phật Đại Nhật Như Lai ngồi trên ngai vàng của sư tử. Xung quanh Ngài tỏa hào quang rực rỡ, đại diện cho sự siêu việt của trí tuệ, có năng lực mang đến ánh sáng lương thiện cho chúng sanh.
Trong kinh Hoa Nghiêm (Kinh Avatamsaka), Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) cũng đã sớm xuất hiện, phần đầu tiên của cuốn kinh này được hoàn thành vào thế kỷ thứ 5. Trong kinh này, Đức Phật lịch sử, xuất hiện trên trái đất là một hóa thân của Đại Nhật Như Lai.
Hình tượng Đại Nhật Như Lai được giải thích tỉ mỉ, chi tiết nhất là trong cuốn Đại Nhật Kinh (Mật điển Mahavairocana). Ngài được mô tả là một vị Phật vạn năng, sống tự do tự tại, là nguồn giác ngộ. Tên của ngài có 3 hàm nghĩa là thành tựu các công việc, diệt trừ u tối chiếu sáng khắp muôn nơi và giữ cho ánh sáng bất diệt. Trong Mật Tông Tây Tạng, Tỳ Lô Giá Na Phật đại diện cho trí tuệ siêu việt, toàn năng, có thể khiến người gây ác nghiệp sợ hãi, khiếp đảm.
Tỳ Lô Giá Na Phật thường để thể hiện trong tư thế tọa thiền kim cương trên tòa sen, thân sắc màu trắng. Tay ngài thường bắt Trí Quyền ấn, Pháp Giới Định ấn, ấn thiền định hoặc tay ôm pháp luân giữa rốn. Tôn tượng ngài có thể có một mặt hoặc bốn mặt, có ý nghĩa không ngừng diễn giải Phật Pháp và không hề bị ám nhiễm bụi trần.
Ý nghĩa hình tượng của Tỳ Lô Giá Na Phật
Trong bộ Ngũ Trí Như Lai (Ngũ Phương Phật), tượng Ngài thường được đặt ở vị trí trung tâm, lớn hơn các tôn tượng khác. Ngài có thân sắc trắng, tay kết ấn chuyển pháp luân. Thường được mô tả trong tư thế kim cương trên đài sen, được nâng bởi 8 con sư tử lông vàng. Trên thân ngài đeo nhiều trang sức gọi là trang sức báo thân, ánh sáng trắng phát ra tượng trưng cho trí tuệ giúp diệt trì ngu muội, chấp niệm.
Như đã đề cập, hình tượng Tỳ Lô Giá Na Phật đa số được mô tả với thân sắc trắng, tay bắt Trí Quyền ấn hoặc Chuyển Pháp Luân ấn. Trong đó, Ấn Trí Quyền tượng trưng cho tư duy minh triết, ấn chuyển Pháp Luân tượng trưng cho truyền pháp. Ngoài ra, hình tượng Ngài cũng phổ biến với ấn thiền định, trong tay ôm pháp luân có ý nghĩa không ngừng thuyết pháp, lưu truyền Phật Pháp cho chúng sinh.
Pháp khí của Ngài là Pháp luân tám nan, có ý nghĩa tượng trưng cho chân lý, thực tướng của vũ trụ. Sự siêu việt, ánh sáng trí tuệ của ngài vượt mọi không gian và thời gian, có thể bao trùm và tồn tại khắp các cõi giới của Ngài. Huệ Nhật của Tỳ Lô Giá Na Phật chiếu rọi khắp mọi nơi, không phân đêm ngày, phương hướng, chẳng kể ngoài trong, góc cạnh, có năng lực diệt trừ mọi chỗ u ám.
Cách thờ Tỳ Lô Giá Na Phật
Tỳ Lô Giá Na Phật là vị Phật có tầm nhìn bao quát, toàn diện, toàn năng, toàn tri, không có khái niệm tập trung. Người thờ, tụng niệm hay thường xuyên lễ bái Đại Nhật Như Lai sẽ được phù hộ độ trì, nhờ ánh sáng trí tuệ của Ngài mà gặp được nhiều may mắn, có thể gặp dữ hóa lành, gặp hung hóa cát, hiểu thấu chân lý của lẽ đời.
Các bước thỉnh và thờ Đại Nhật Như Lai
Thờ Phật Đại Nhật Như Lai ngày càng trở nên phổ biến, trở thành nét văn hóa tâm linh độc đáo của những người tín Phật, muốn tìm thấy sự thanh tịnh, bình an. Ngài được Mật Tông tôn làm tôn chủ, cũng là Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì thế, nếu có ý định thờ lễ tại nhà thì cần lập bàn thờ và thờ cúng trang trọng, nghiêm túc. Bạn có thể tham khảo các bước thỉnh tượng Phật như sau:
- Lập bàn thờ Phật: Bàn thờ Phật cần ở được đặt ở nơi trang nghiêm, yên tĩnh, phía sau tượng vào tường, mặt bàn thờ hướng ra cửa chính. Tốt nhất bàn thờ nên ở vị trí trung tâm căn nhà để phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa. Bàn thờ treo hay bàn thờ đứng đều được nhưng khi đặt tượng Phật lên thì tượng Phật phải cao hơn đầu gia chủ.
- Chọn địa chỉ thỉnh tượng và mẫu tượng phù hợp: Sau khi đã chọn được không gian thờ, bàn thờ, gia chủ tiến hành chọn mẫu tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng thờ. Hiện nay, tượng Phật Đại Nhật Như Lai rất đa dạng được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp do có độ bền và tính thẩm mỹ cao, giá cả phải chăng, hợp lý.
- Chuẩn bị vật phẩm thờ và đồ lễ: Bàn thờ Phật phải có tượng thờ cùng bộ sứ thờ cúng bao gồm bát hương, bình hoa, kỷ nước, đĩa trái cây. Thông thường, các cửa hàng đồ thờ chuyên nghiệp sẽ bán những vật phẩm này và hướng dẫn cho gia chủ cách bố trí phù hợp nhất.
- Khai quang cho tượng Phật: Khi đã bày trí bàn thờ Phật, chọn được mẫu tượng thờ phù hợp, gia chủ nên khai quang cho tượng bằng cách gửi tượng vào chùa nhờ được khai quang hoặc tự khai quang. Thực tế, tượng Phật có thể khai quang hoặc không đều được nhưng nhiều gia đình thường lựa chọn khai quang để tăng thêm tính linh.
- Thỉnh và tiến hành lễ an vị Phật: Lúc này, gia chủ chọn ngày tốt, thường là ngày mùng 1, 15 hay ngày vía Phật để thỉnh tượng. Khi thỉnh thì đi liền một mạch, không ngừng ghép ở nơi nào, an vị tượng lên bàn thờ đã chuẩn bị và thực hiện lễ an vị Phật.\
Cách thờ cúng Tỳ Lô Giá Na Phật
Tỳ Lô Giá Na Phật là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, là mấu chốt của của giáo lý Mật Tông. Khi thờ tượng Phật, trước hết gia chủ cần một lòng tín Phật, không được thờ chỉ vì thấy người khác thờ nên mình cũng thờ, hay thờ Phật vì muốn được ban phước, trừ họa, che dấu điều bất lương.
Bàn thờ Phật phải trang nghiêm, chỉnh tề, bộ đồ sứ dùng cho bàn thờ Phật là riêng biệt, chỉ để dành riêng cho các dịp lễ cúng Phật. Phật ăn chay nên chỉ cúng đồ chay, không cúng đồ mặn. Hoa quả cần là hoa tươi, trái cây tươi mới, hương thơm nhẹ nhàng, không để hoa giả, quả héo lên bàn thờ.
Các ngày như mùng 1, 15 hay ngày vía Phật, Bồ Tát thì có thể chuẩn bị lễ phẩm cúng Phật như hoa tươi, nước, trái cây, hương thơm, đèn sáng và đôi khi thêm phần cơm trắng. Những ngày thường, chỉ cần đốt hương, quét dọn bàn thờ sạch sẽ, thường xuyên thay hoa, thay nước sạch là được. Không nên bày biện cỗ bàn, yến tiệc linh đình trên và trước bàn thờ Phật chỉ vì mưu cầu danh lợi cho bản thân.
Không nên cúng Phật các loại quả đã quá chín, quả giả, quả có gai sắc nhọn hay có mùi thơm quá nồng như mít, sầu riêng… Hầu hết các loại hoa, quả thật đều có thể cúng Phật được nên bạn cũng không cần quá mức quan trọng vấn đề này. Ngày vía Phật Đại Nhật Như Lai là ngày 23/10 âm lịch hàng năm. Vì thế, vào ngày này, gia chủ tuyệt đối không nên sát sinh, gieo ác nghiệp, tốt nhất cần thực hành bố thí, tích cực hành thiện để tích lũy công đức.
Đại Nhật Như Lai – Phật bản mệnh của người tuổi Thân, tuổi Mùi
Không chỉ là được tôn là giáo chủ của Mật Tông mà Phật Đại Nhật Như Lai còn là vị Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và người tuổi Thân. Phật bản mệnh hay Phật hộ thân, Phật độ mệnh, Phật bình an được hiểu là vị Phật chủ tôn phù trợ cho những con giáp nhất định. Được biết, có 8 vị Phật chủ tôn, phù trợ mang đến may mắn, bình an cho 12 con giáp.
Theo đó, Đại Nhật Như Lai là Phật độ mệnh cho người tuổi Mùi và tuổi Thân. Ngài đại diện cho sức mạnh của tri thức, sự toàn tri, toàn năng. Người thờ Đại Nhật Như Lai sẽ được khai sáng trí tuệ, nương nhờ oai lực của ngài mà được trở nên sáng suốt, minh mẫn. Từ đó sẽ giúp gia chủ có nhiều cơ hội để vươn lên, phát triển và đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.
Không chỉ vậy, Phật bản mệnh cũng giúp người thờ tránh xa được tai họa, biến nguy thành an, gặp được những điều tốt lành trong cuộc sống. Ngài tượng trưng cho trí tuệ đặc trưng với thân sắc trắng thuần tịnh, có năng lực giúp chúng sinh khai mở Phật tính.
Phật bản mệnh với người tuổi Mùi
Người tuổi Mùi là những người có các năm sinh như 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 2003, 2015. Những người này rất giàu tình cảm, tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, có tầm nhìn xa trông rộng và rất nhạy bén. Tuy nhiên, người tuổi này thường dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng trong cuộc sống. Việc thờ tượng Phật bản mệnh sẽ giúp hóa giải điềm xấu, hung tinh, khiến con đường tương lai rộng mở hơn.
Thờ Phật bản mệnh có thể giúp người tuổi mùi được bình an, cuộc sống an lạc, êm ấm. Người nhận được sự phù hộ của Ngài cũng sẽ có trí tuệ sáng suốt, minh mẫn, được thành công trong sự nghiệp. Nương nhờ ánh sáng trí tuệ của ngài mà có thể vượt qua khó khăn, buồn khổ, nhạy bén nắm bắt được cơ hội, từ đó có những bước tiến lớn trong cuộc sống lẫn công việc.
Phật bản mệnh với người tuổi Thân
Người tuổi Thân là những người sinh năm 1932, 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016. Người tuổi này thường có kỹ năng xã hội tốt, bản tính thông minh, khéo léo, đầu óc nhạy bén, trực giác có độ chính xác cao. Tuy nhiên, người tuổi này lại có một nhược điểm là khá tự cao tự đại, háo thắng.
Do đó, người tuổi Thân nên thờ Phật bản mệnh là Đại Nhật Như Lai. Việc thờ Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Thân có cái nhìn sáng suốt, nắm bắt được cơ hội phát triển. Đồng thời sẽ giúp họ sống chậm lại, không quá tự cao, tĩnh tâm, biết lắng nghe, suy ngẫm để tránh những rắc rối không đáng có. Ngài giúp họ nắm bắt, kiểm soát, điều chỉnh được nguồn năng lượng của bản thân, suôn sẻ hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.
Cách chọn tượng Phật Như Lai Đại Nhật theo mệnh
Thực tế, bất kỳ người tuổi nào, mệnh nào cũng có thể thỉnh và thờ Tỳ Lô Giá Na Phật. Tuy nhiên, nếu không biết nên thỉnh mẫu tượng màu nào, kiểu dáng, màu sắc ra sao thì bạn có thể tham khảo cách thỉnh tượng Phật theo mệnh qua gợi ý dưới đây:
- Đối với người mệnh Kim: Nên chọn thỉnh những tượng có màu vàng, nâu đất của hành Thổ (Thổ sinh Kim) và các màu trắng, xám, ghi của hành Kim (Kim hợp Kim).
- Đối với người mệnh Mộc: Nên chọn thỉnh những mẫu tượng có xanh nước, xanh đen, đen của hành Thủy (Thủy sinh Mộc) và những màu xanh lá cây, xanh ngọc của hành Mộc (Mộc hợp Mộc).
- Đối với người mệnh Thủy: Nên chọn thỉnh những mẫu tượng có màu trắng, xám, ghi của hành Kim (Kim sinh Thủy) và màu xanh đen, xanh nước, đen của hành Thủy (Thủy hợp Thủy).
- Đối với người Hỏa: Nên chọn thỉnh những mẫu tượng có màu xanh lá cây, xanh ngọc của hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) và các màu đỏ, tím, hồng của hành Hỏa (Hỏa hợp Hỏa).
- Đối với người mệnh Thổ: Nên chọn thỉnh những mẫu tượng có màu đỏ, tím, hồng của hành Hỏa (Hỏa sinh Thổ) và những màu vàng, nâu đất của hành Thổ (Thổ hợp Thổ).
Khi thỉnh tượng nên quan sát các mẫu tượng cẩn thận. Chỉ nên thỉnh những tượng đẹp, ngũ quan hài hòa, cân đối, khuôn mặt toát được vẻ từ bi, đức độ của người nhà Phật. Tuyệt đối không thỉnh tượng Phật nhưng ánh mắt vô hồn hoặc dữ tợn, tượng kém chất lượng. Tượng Phật Như Lai Đại Nhật có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do có tính thẩm mỹ cao, bền đẹp theo thời gian.
Một số lưu ý khi thờ Phật Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai có thể được thờ độc tôn hoặc thờ trong bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm Tỳ Lô Giá Na Phật, Phổ Hiền Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Đặc biệt, ngài còn thường được thờ trong bộ Ngũ Trí Phật trong đó tượng Tỳ Lô Giá Na Phật có kích thước lớn nhất, được đặt ở vị trí trung tâm. Khi thờ Phật Như Lai Đại Nhật (Tỳ Lô Giá Na Phật), gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thờ Phật cần xuất phát từ sự thành tâm, tôn kính, mong được noi theo gương lành và đức hạnh của các Ngài. Không nên thờ để mong cầu được ban phước, trừ họa, che dấu những điều bất lương.
- Bàn thờ Phật cần đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh, sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, quét dọn, tránh những nơi bẩn thỉu, tránh hướng mặt bàn thờ về phía nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ.
- Tượng Phật phải cao hơn đầu gia chủ, mặt Phật nên hướng ra cửa chính hoặc ban công.
- Cúng Phật không cần quá cầu kỳ, đồ lễ Phật phải là đồ chay, cúng lễ vào các ngày như rằm, mồng một và các ngày vía Phật (ngày vía Đại Nhật Như Lai là ngày 23/10 (âm lịch).
- Thần chú Đại Nhật Như Lai thể ngắn là “Ohm Ahh Be Lah Hung Kha”.
Thờ Phật Đại Nhật Như Lai là để có Phật ngày ngày chứng giám, để ta tự nhắc nhở bản thân học tập theo sự từ bi hỷ xả và tấm gương sáng của Ngài. Từ đó xa lìa cái xấu, cái ác, hướng thiện, sống bao dung, nhân từ, giữ cho tâm hồn an lạc, bình yên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và có cách thờ Đại Nhật Như Lai đúng đắn hơn.
Bạn quan tâm: