Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

An cư kiết hạ diễn ra hằng năm, trong ba tháng mùa mưa. Trong khoảng thời gian này, việc tu học sẽ là ưu tiên hàng đầu của các chư Tăng Ni, chú tâm hoàn toàn trong việc trao dồi Giới, Định và Tuệ.

An cư kiết hạ là gì?

An cư kiết hạ là một pháp tu hành được người xuất gia duy trì từ thời Đức Phật tại thế cho đến ngày nay (khoảng 2500 năm). Pháp tu hành này diễn ra trong ba tháng mùa hạ (mùa mưa) và có ý nghĩa đặc biệt đối với các chư Tăng Ni.

Trong an cư kiết hạ, “an” có nghĩa là yên và “cư” có nghĩa là ở. Trong bối cảnh là người xuất gia tu hành trong các chùa, tịnh xá,… thì có thể hiểu là ở yên một chỗ, không đi ra ngoài, chuyên tâm tu học và luôn giữ cho thân tâm ở trong trạng thái thanh tịnh nhất.

an cư kiết hạ
An cư kiết hạ có lịch sử hơn 2500 năm, từ thời Đức Phật tại thế và được duy trì đến ngày nay

Nguồn gốc của an cư kiết hạ

Trong Đại tạng Kinh Việt Nam, mùa hạ (tháng 4 âm lịch) là khoảng thời gian đã tạo nên duyên khởi cho an cư kiết hạ. Đây là thời điểm ở Việt Nam bắt đầu bước vào mùa mưa, trong khi ở Ấn Độ đang trong giai đoạn mưa rất nhiều. Lúc đó, khi Đức Phật tại thế, các chư Tăng Ni vẫn còn đi giáo hoá khắp nơi, hiếm khi ở cùng một chỗ và được sự nhắc nhở và chỉ dạy về tu hành từ những chư Thượng toạ và Đại đức đã đạt được giới hạnh cao thâm.

Đồng thời, vào mùa hạ, côn trùng, cây cối,… đua nhau sinh trưởng, đâm chồi nảy lộc, việc đi hoằng hoá có thể vô tình giẫm đạp gây tổn hại cho chúng. Đường sá vào khoảng thời gian này cũng rất khó đi, bởi sình lầy, bùn đất trơn trượt,…. Ngoại đạo thì nhìn vào, không ngừng chỉ trích, đàm tiếu. Xuất phát từ lòng từ bi, yêu thương vạn vật cùng với việc dùng huệ nhãn quán xét và mong muốn các chư Tăng Ni có thể thúc liễm thân tâm và trau dồi Giới, Định và Tuệ, cũng như tấn tu đạo nghiệp, Đức Phật Thích Ca đã đề nghị “an cư kiết hạ” trong ba tháng mùa mưa.

an cư kiết hạ
Nguồn gốc của an cư kiết hạ xuất phát từ lòng từ bi, yêu thương vạn vật, không muốn giẫm đạp lên côn trùng, cây cối,… trong mùa mưa

Từ đó cho đến nay, an cư kiết hạ trở thành một truyền thống trong đạo Phật. Khi đến mùa lễ này, các chư Tăng Ni sẽ tập trung về trú xứ (chùa, tu viện, già lam hoặc tịnh xá,…) để tu học, tạm dừng du hoá hoằng pháp và khất thực. Toàn bộ thời gian sẽ dành cho việc nghe và hỏi pháp cùng với trì kinh, tu tập thiền định, sống hoàn toàn trong khuôn khổ Pháp – Luật, cũng như đề cao tinh thần là hoà hợp thanh tịnh do Đức Phật hoặc những vị Trưởng lão có nhiều kinh nghiệm về tu học hoặc đã được chứng đạo quả quan tâm và chỉ dẫn tận tình.

Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Thời gian an cư kiết hạ giữa những quốc gia, truyền thống Phật giáo,… sẽ có sự khác nhau. Thông thường, sẽ diễn ra từ 15/4 âm lịch đến 15/7 âm lịch, tức bắt đầu trùng với lễ Phật Đản và kết thúc vào ngày lễ Vu Lan. Các chư Tăng Ni sẽ thực hiện pháp tu hành trong ba tháng.

Ở Trung Quốc, trong tài liệu Tây Vực Ký, Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện thì hai Ngài là Huyền Trang và Pháp Hiển lại nhắc đến ngày an cư kiết hạ là mồng Một tháng Asalha. Theo lịch của “đất nước Trung Hoa” là 16/5.

Trong truyền thống của Phật giáo Nam Tông, an cư kiết hạ diễn ra trong khoảng 16/6 – 16/9 âm lịch. Trước đó, Phật giáo Bắc Tông sẽ tổ chức lễ vào 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, bởi chịu ảnh hưởng từ kinh Vu Lan với ngày Tự Tứ là 15/7 âm lịch.

an cư kiết hạ
Mùa an cư kiết hạ diễn ra vào nhiều khoảng thời gian trong năm, tuỳ truyền thống Phật giáo, đất nước,… và kéo dài 3 tháng

Ý nghĩa của an cư kiết hạ

An cư kiết hạ có rất nhiều ý nghĩa. Đó là không làm tổn hại chúng sinh, thể hiện được lòng từ bi một cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, những vị đạo cao đức trọng sẽ có thể tập trung hướng dẫn và dạy dỗ các chư Tăng Ni trong việc tu học trong suốt ba tháng mùa mưa, giúp họ được tinh tấn, cũng như có được kết quả cao nhất.

Cụ thể, trong những ngày thực hiện pháp tu hành này, các chư Tăng Ni sẽ được bồi dưỡng và phát triển được trình độ tu học liên quan đến Phật pháp. Đồng thời, tăng trưởng được công đức, giới hạnh cùng với đạo lực, có cơ hội được thực hành về đời sống tập thể dựa trên tinh thần lục hòa, có dịp để chia sẻ kiến giải và những kinh nghiệm tu hành, cũng như thể hiện được tình huynh đệ tốt đẹp.

Trước kia là Đức Phật, ngày nay là những vị Trưởng lão đã được chứng đạo quả, có nhiều kinh nghiệm về tu học sẽ trực tiếp quan tâm, dẫn dắt các chư Tăng Ni sống ở trong khuôn khổ Pháp – Luật với tinh thần là hoà hợp thanh tịnh. Sau khi hoàn thành mùa an cư kiết hạ, sẽ được chứng đắc Tư Đà Hàm, A La Hán, Tu Đà Hoàn, A Na Hàm,…. Thông qua pháp tu hành này, sẽ thúc đẩy được sự tiến bộ về tu học, cũng như giúp người xuất gia có thể đạt thành tụ đạo quả và đăng cao Thánh vị một cách dễ dàng hơn.

Có thể nói, an cư kiết hạ là nòng cốt của sự tu học và giúp Chánh pháp duy trì được nội lực. Mặt khác, pháp tu hành này theo thời gian cũng đã trở thành một đặc trưng trong đạo Phật, mặc dù trên thế giới vẫn có những ngoại đạo “bế quan” hoặc “cấm túc” trong một số thời điểm để tịnh tu, nhưng về hình thức cùng với nội dung các hoạt động hoàn toàn không giống nhau về ý nghĩa.

an cư kiết hạ
An cư kiết hạ có ý nghĩa đặc biệt với các chư Tăng Ni và sau khi kết thúc khoảng thời gian tu học này sẽ có được thêm một tuổi đạo

Theo chia sẻ của một Thiền sư, các chư Tăng Ni đều sẽ nỗ lực tu hành trong mùa an cư kiết hạ, bởi sau đó có thể tiến lên công hạnh, quả vị chưa từng đạt được ở thời điểm trước kia. Vì vậy, sẽ luôn thật tinh tấn và tỉnh giấc, nương nhờ công đức tu học để tăng trưởng được trí tuệ, khi trí tuệ tăng liên tục và đều đặn qua mỗi năm thì cũng đồng nghĩa là con đường đến với quả vị Bồ Đề sẽ được rút ngắn lại. Đây cũng có thể là lý do mà qua từng mùa lễ, sự vui mừng lại hiện ra ở các chư Tăng Ni, bởi ngày càng đến gần hơn với cội Bồ Đề, bản thân cũng được thêm một tuổi đạo.

Đối với các chư Tăng Ni, tuổi đạo rất quý và trong đạo Phật, chỉ tính tuổi đạo không tính tuổi đời, vì vậy mà những đệ tử xuất gia luôn cố gắng để xứng đáng khi nhận được sau mùa an cư kiết hạ, không để đó chỉ là con số, cũng không mang tính hình thức mà phải thật sự là đức hạnh. Đây cũng là lý do mà dù ở thời Đức Phật tại thế hay trong hiện tại, người tu hành đều chưa bao giờ xem nhẹ ý nghĩa của pháp tu hành này và ba tháng mùa mưa đã, đang hoặc sẽ trải qua là một khoảng thời gian quý báu, được khép mình trong Pháp – Luật và có thể chuyên tu Giới, Định và Tuệ.

Sự tu tập, không ngừng trau dồi giới đức cùng phạm hạnh, bên cạnh đó là tăng trưởng đạo lực và thể nghiệm chân lý mang giá trị rất đặc biệt. Từ trong quá khứ đến hiện tại, Đức Phật cùng với những vị đệ tử và các bậc đã chứng đạo thì thành tựu vẫn là giác ngộ, giải thoát, song song với niết bàn và có thể an trú ở trong chánh niệm cùng với thiền định, cũng như có thể sống bằng tuệ giác.

Đối với các Ngài, nề nếp đạo đức là điều cần quan tâm và bản thân sẽ tấm gương về nghiêm trì giới pháp cùng luật nghi và tinh tấn liên quan đến thực hành đạo đức cùng với phạm hạnh để những Phật tử có thể noi theo. Đồng thời, các Ngài cũng sẽ trở thành nơi để quần chúng nương tựa, cũng như sử dụng khẩu giáo và thân giáo giúp tinh thần hoằng pháp được phát huy một cách tối đa, đem đến lợi lạc cho chúng sinh.

Ngày nay, truyền thống an cư kiết hạ vẫn được duy trì, các chư Tăng Ni chăm chỉ tinh tấn tu hành, vun bồi công đức cùng với phước báo và trí tuệ, đạt được những thành tựu về đạo quả giải thoát, trở thành một nơi để đời nương tựa. Bên cạnh đó là giúp năng lực hoằng hoá được nâng cao và con đường lợi sinh sẽ ngày càng được rộng mở hơn.

Ngoài ra, để giúp các chư Tăng Ni có thể an tâm tu học, những Phật tử là cận sự nữ và nam đã luôn bên cạnh giúp sức, chăm lo tứ sự cùng với các nhu cầu thiết yếu, bao gồm cơm nước, thuốc men, y phục, giường nằm, chỗ ngồi,…. Đây cũng là cơ hội để những Phật tử có thể tích thêm phước đức cho bản thân và gia đình.

Trên đây là những giải đáp về an cư kiết hạ là gì? Thời gian diễn ra, nguồn gốc và ý nghĩa. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất để bạn tham khảo và có thể hiểu hơn về đạo Phật.

Cùng chuyên mục

các tông phái của Phật giáo

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vậy nên các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông...

PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TỴ LÀ AI

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi tỵ là ai? Người sinh năm tuổi Tỵ nên thờ vị Phật độ mạng nào ? Có rất nhiều vị Phật Bản Mệnh cho 12 con...

Phật Thích Ca là ai ?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật Thích Ca là ai? Và người có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có quãng thời gian tu...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

Đại Lễ Phật Đản Vesak diễn ra tại Thái Lan năm 2023

Ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Tại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Đại lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trong của Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới. Tại Giáo Hội Phật Giáo, Chương trình được tổ chức với...

Ẩn