Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật, Bồ Tát được thờ vô cùng phổ biến hiện nay. Bộ tượng này còn có tên gọi khác là Di Đà Tam Tôn, Tam Thánh Phật, gồm có 3 vị là Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. 

Bộ tượng này không chỉ được thờ ở các ngôi chùa lớn mà còn được nhiều gia đình Phật tử thỉnh về thờ tại nhà để học tập theo đức hạnh của các ngài, mong cầu có cuộc sống bình an, êm ấm. Việc thờ Phật, Bồ Tát tại gia không hề phức tạp, nếu bạn chưa biết cách thờ bộ tượng này như thế nào thì có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào?

Chúng ta thường nghe đến những tên gọi như Tây Phương Tam Thánh Phật, Tây Phương Tam Thánh hay Di Đà Tam Tôn như lại còn khá mơ hồ, không rõ đó là những vị nào. Thông thường, tại chánh điện của các ngôi chùa lớn sẽ có nhiều lớp tượng, lớp thứ nhất là bộ ba tượng Tam Thế Phật, còn bộ tượng Tây Phương Tam Thánh hoặc Ta Bà Tam Thánh sẽ ở lớp thứ hai.

Bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh còn có tên gọi khác là Di Đà Tam Tôn
Bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh còn có tên gọi khác là Di Đà Tam Tôn

Được biết, bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có ba vị là Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây là ba vị Phật, Bồ Tát đứng đầu ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Theo ghi chép của Kinh A Di Đà, đây là thế giới có các hàng cây báu và lưới báu, có âm thanh vi diệu, giảng đường tinh xá đều hình thành bằng bảy món báu. Không những thế, chư thiên và con người ở đây mỗi khi cần thức ăn, y phục đều có thể tùy ý hóa hiện ra.

Cõi Tây Phương Cực Lạc và Đức Phật A Di Đà được biết đến qua lời giới thiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong đó, Đức Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc. Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị thị giả trợ tuyên đắc lực của Đức Phật. Ba vị này thường trụ ở thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh.

1.1 Đức Phật A Di Đà

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thấy nhân duyên của chúng sinh cõi Ta Bà với cõi Tây Phương Cực Lạc và đức phật A Di Đà là rất lớn nên đã giới thiệu pháp môn tịnh độ này để người hữu duyên tu tập. Trong vô số con đường thành Phật, con đường vãng sinh về cõi Tây Phương của Đức Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất để mọi loài thành Phật trong một kiếp sống.

Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, thường thị hiện ở cõi Ta Bà để tiếp độ chúng sanh
Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, thường thị hiện ở cõi Ta Bà để tiếp độ chúng sanh

A Di Đà Phật được hiểu là Đức Phật có vô lượng thọ, vô lượng quang, tức là có tuổi thọ và ánh sáng vô cùng. Ngài được mô tả nhiều trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, nhất là Tịnh Độ tông. Cõi Tịnh độ của ngài có nhạc trời mưa hoa, cây báu ven hồ, nước tắm hương hoa màu nhiệm, chim hót pháp âm, cảnh tượng thù thắng, thức ăn thức uống tự nhiên hóa hiện…

Để được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài, điều kiện là không được phạm trọng tội ngũ nghịch như giết cha, giết mẹ, làm Phật chảy máu, giết bậc A La Hán, phá hoại hòa hợp Tăng, không tạo bất thiện do báng Pháp. Một số điều kiện cần thiết khác là phải có đức tin kiên cố và thành tâm cầu nguyện được vãng sinh về cõi tịnh độ này. Thêm vào đó là phải thường tụng niệm, hiểu rõ kinh A Di Đà, có tâm bồ đề, thường xuyên nghĩ điều thiện, làm việc thiện, thực hành bố thí để tích lũy cồn đức.

1.2 Đại Thế Chí Bồ Tát

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt ở bên tay phải của tượng Phật A Di Đà. Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ Tát lâu đời và quyền lực, thường dùng ánh sáng trí tuệ để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, được thành tựu quả bồ đề. Vị Bồ Tát này còn có tên gọi khác là Đắc Đại Thế Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát… Bồ tát có nguyện lực đại hùng đại lực, đại từ đại bi, có ý chí nghị lực mạnh mẽ, có năng lực giúp chúng sinh trong ba đường ác được giải thoát bằng ánh sáng trí tuệ.

Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, trong tay thường cầm hoa sen
Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, trong tay thường cầm hoa sen

Có rất nhiều câu chuyện về tiền kiếp của Linh Cát Bồ Tát. Theo kinh Bi Hoa, ngài là hoàng tử Ni Ma, con trai thứ của Chuyển Luân Vương Vô Tránh Niệm (sau là Phật A Di Đà) và em trai của thái tử Bất Huyền (Quan Thế Âm Bồ Tát sau này). Theo lời vua cha, hoàng tử phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng, được thọ ký sẽ trở thành Bồ Tát phụ tá bên cạnh Đức Phật A Di Đà.

1.3 Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát vô cùng quen thuộc, tôn tượng Ngài được thờ phụng đặc biệt phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài thường được thể hiện ở hình dáng nữ cư sĩ, ánh mắt hiền từ, vẻ mặt bao dung nên thường được gọi là Mẹ hiền Quan Âm, Phật bà Quan Âm. Ngài là tượng trưng cho tinh thần đại Bi của Phật giáo, được biết đến với tấm lòng từ bi vô lượng, luôn lắng nghe, cứu độ những chúng sinh được gặp hiểm nguy, tai ách.

Quan Âm Bồ Tát tiêu biểu cho tinh thần Đại Bi của Phật giáo Đại Thừa
Quan Âm Bồ Tát tiêu biểu cho tinh thần Đại Bi của Phật giáo Đại Thừa

Quán Thế Âm là thị giả trợ tuyên chánh pháp đắc lực của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Theo Kinh Bi Hoa, tiền thần của ngài là Thái tử Bất Huyền, con trai của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm. Theo lời vua cha, thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và được Đức Phật thọ ký sau khi Phật A Di Đà nhập niết bàn, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tiếp quản chánh pháp cùng cõi Cực Lạc, trở thành vị Phật tiếp theo của cõi này.

2. Ý nghĩa hình tượng của Tây Phương Tam Thánh

Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là Bồ Tát trợ tuyên đắc lực của Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc. Trong đó, Quan Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi, danh hiệu của Ngài thường kèm theo từ Đại Bi, một trong hai dạng của Phật tính. Còn Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho Trí tuệ, có năng lực dùng ánh sáng trí tuệ để giúp chúng sinh giải thoát.

Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát

Trong bộ Tây Phương Tam Thánh, Phật A Di Đà ở vị trí trung tâm. Tôn tượng Ngài được thể hiện trong tư thế ngồi hoặc đứng trên tòa sen. Trên đầu Phật A Di Đà thường có các cụm tóc xoắn ốc, mắt khép hờ an yên tự tại, miệng nở nụ cười cứu độ cảm thông. Phật A Di Đà thường khoác áo cà sa hở ngực, trước ngực có chữ Vạn. Đây là dấu hiệu để phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca. Tay Ngài thường bắt ấn giáo hóa, ấn thiền hoặc Ấn Thiền A Di Đà.

Bên trái Phật A Di Đà là Đại Thế Chí Bồ Tát, ngài có thân sắc trắng, tay phải thường cầm ngọc như ý, tay trái cầm hoa sen xanh, cổ đeo anh lạc ngọc. Được biết, hoa sen xanh trong tay Linh Cát Bồ Tát tượng trưng cho sự trong sạch, thanh khiết, sống trong bùn lầy mà không nhiễm bùn, vẫn vươn lên tòa hương thơm mát. Màu xanh của hoa sen là tượng trưng của ánh sáng trí tuệ, thể hiện năng lực cứu độ, dìu dắt chúng sinh thoát khỏi vô minh, phiền não của Đại Thế Chí Bồ Tát.

Bên phải Phật A Di Đà là Quán Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng của vị Bồ Tát này vô cùng quen thuộc, thường gặp ở hình dạng một vị nữ cư sĩ thân mặc bạch y, đầu đội khăn, phía trước là mũ báu Phật. Trong tay Quán Thế Âm Bồ Tát là thùy dương liễu mềm mại mà dẻo dai. Tay kia của ngài là bình thanh tịnh chứa được nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Dòng nước từ bình này vừa ngọt vừa mát, rải tới đâu thì tình thương chan rải tới đó, có thể làm dịu khổ đau cho chúng sinh.

3. Ý nghĩa của việc thờ bộ tượng Tây Phương Tam Thánh

Tam Thánh Phật là ba vị Phật, Bồ Tát đứng đầu của cõi Tây Phương Cực Lạc, thường trụ và có nhân duyên lớn với chúng sinh cõi Ta Bà. Đây cũng là lý do mà các gia đình, Phật tử thường thỉnh bộ tượng này về thờ tại gia. Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh là biểu tượng của sự tiên phong, của tinh thần đại từ đại bi, của trí tuệ, sự sáng suốt của bậc giác ngộ.

Tượng Tây Phương Tam Thánh được Phật tử Tịnh Độ Tông thờ rất phổ biến
Tượng Tây Phương Tam Thánh được Phật tử Tịnh Độ Tông thờ rất phổ biến

Đức Phật A Di Đà là hiện thân của vô lượng ánh sáng, vô lượng công đức có tuổi thọ vô tận. Ngài đã phát 48 lời nguyện giúp cứu độ chúng sinh, hình thành nên một cõi Tịnh độ trang nghiêm, tuyệt vời để chúng sinh có thể thành tựu giác ngộ. Người thờ cúng tượng Phật A Di Đà, thường xuyên tụng niệm danh hiệu và Kinh A Di Đà, năng làm việc thiện, không phạm ngũ nghịch trọng tội sẽ được vãng sinh về cõi này.

Như đã đề cập, Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện cho tinh thần Đại từ đại bi của Phật Giáo. Bồ Tát đại diện cho sự kham nhẫn, từ bi, bao dung độ lượng, dùng tình yêu và lòng từ bi cùng sự nhẫn nhục của mình để giúp thế nhân tránh xa điều sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp. Thờ Quan Âm Bồ Tát không chỉ mong cầu được giải thoát, tránh được chướng nạn mà còn là cách thể hiện cái tâm hướng thiện, nương theo tấm gương của ngài mà tu hành.

Đại Thế Chí Bồ Tát là đại diện của trí tuệ, dùng ánh sáng trí tuệ để giúp chúng sinh thoát khỏi mê chướng, được thành tựu giải thoát, tận diệt phiền não. Ngài dùng ánh sáng trí tuệ để chúng ta nhận ra những thiếu xót, ô nhiễm của bản thân, từ đó mạnh mẽ đoạn trừ tội lỗi, có được năng lượng vô thượng.

Thờ Tây Phương Tam Thánh Phật là để chúng ta nương nhờ hình tướng Phật, Bồ Tát mà tu tập. Các ngài hội tụ đủ những đức hạnh, phẩm chất tốt đẹp giúp chúng ta noi theo, không bị lầm đường lạc lối. Việc thờ bộ tượng này vừa thể hiện được sự tôn kính đến tam bảo, vừa thể hiện mong cầu cuộc sống bình an, êm ấm, giữ được tâm thanh tịnh, tiêu trừ vọng tưởng, tạp niệm. Không chỉ vậy, thờ Tây Phương Tam Thánh cũng là một trong những cách để chúng sinh của cõi Ta Bà được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.

4. Cách thờ bộ tượng Tam Thánh Phật

Người thờ Tam Thánh Phật cần có niềm tin, sự thành tâm, không nên thờ vì muốn được bình an hay thấy người ta thờ cũng thờ. Việc thờ tượng Phật, Bồ tát phải xuất phát từ mong cầu được vãng sinh về cõi tịnh độ này, mong các ngài soi đường, dẫn lối giúp chúng ta giữ được tâm thanh tịnh, sớm ngày thành tựu giác ngộ. Nếu có ý định thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn tại nhà, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

4.1 Lập bàn thờ

Để thờ Phật, Bồ Tát việc trước tiên gia chủ cần làm chính là phải chọn khu vực thờ và lập bàn thờ sao cho phù hợp. Nên thờ Phật là nơi yên tĩnh, trang nghiêm, nếu nhà rộng rãi thì nên lập một gian thờ riêng, không thờ Phật ở phòng khách hay tụ tập ăn uống, nói chuyện. Bàn thờ tốt nhất nên có kích thước phù hợp, cần xác định chiều cao của tượng để chọn được kích thước của bàn thờ.

Bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng áo viền vàng sang trọng
Bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh bằng bột đá trắng áo viền vàng sang trọng

Bên cạnh đó, khi lập bàn thờ thì nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tượng Phật phải đặt cao hơn đầu, do đó, cần đặt bàn thờ ở nơi cao. Có thể chọn bàn thờ đứng hoặc bàn thờ treo đều được. Tuy nhiên, bàn thờ phải có điểm tựa vững chắc, phía sau là tường, phía trước rộng rãi, sạch sẽ, dễ nhìn.
  • Bàn thờ Tây Phương Tam Thánh thường hướng ra cửa chính hoặc hướng ra ban công. Không gian thờ cúng cần trang nghiêm, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Nếu gia chủ ở nhà ống (nhà phố) thì bàn thờ cần ở gian cao nhất.
  • Nếu bàn thờ Phật cùng không gian thờ với bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Phật phải cao hơn bàn thờ gia tiên một bậc.

4.2 Chọn địa chỉ thỉnh tượng Phật và mẫu tượng phù hợp

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, bột đá cao cấp… Trong đó, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do có độ bền, tính thẩm mỹ cao, mẫu mã đa dạng phong phú. Với những tôn tượng này, chúng ta có thể thờ được trong thời gian dài mà không cần lo lắng tượng xuống cấp, phai màu.

Có rất nhiều địa chỉ thỉnh tượng Phật uy tín, giá tốt. Gia chủ cần cân nhắc cẩn thận trước khi chọn thỉnh tượng. Hãy chọn những cửa hàng tượng Phật, đồ thờ chuyên nghiệp, như vậy bạn sẽ chọn được những mẫu tượng thờ chất lượng và được hướng dẫn chi tiết về cách thờ, cách thỉnh tượng.

4.3 Các bước thờ Tam Thánh Phật

Việc thờ Phật, Bồ Tát không quá phức tạp, thế nhưng nếu chưa từng thờ các ngài hẳn bạn sẽ không rõ nên bắt đầu như thế nào. Dưới đây là một số bước để thờ Tây Phương Tam Thánh mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Lập bàn thờ Phật
  • Bước 2: Chuẩn bị các vật phẩm thờ phù hợp
  • Bước 3: Chọn địa chỉ thỉnh tượng và tượng thờ
  • Bước 4: Khai quang cho tượng Phật
  • Bước 5: Thỉnh tượng và tiến hành lễ an vị Phật.

Trong đó, các vật phẩm thờ bao gồm tượng Phật, bộ sứ thờ với các vật phẩm như bát hương, đĩa trái cây, bình hoa, kỷ nước và có thể kèm thêm chuông, mõ. Tượng Phật có thể khai quang hoặc không tùy theo gia chủ, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu chúng ta nhờ các sư thầy khai quang để nhận được nhiều phước lành.

Sau khi chuẩn bị bàn thờ, sắp xếp các vật phẩm thờ phù hợp, gia chủ tiến hành bốc bát hương, chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật về. Trong quá trình thỉnh tượng Phật, cần đi liền một mạch, không thăm ghé bất kỳ nơi nào khác. Tượng Phật thỉnh về thì an vị ngay trên bàn thờ, sắp xếp theo vị trí phù hợp và tiến hành lễ an vị.

4.4 Cách cúng Phật

Trước ngày thỉnh tượng Phật, gia chủ nên ăn chay, làm việc thiện, tụng niệm kinh Phật, năng làm điều thiện việc thiện. Trong quá trình thờ cúng, cần cúng đồ chay, không được cúng đồ mặn. Không chỉ vậy, các vật phẩm thờ, bộ sứ thờ cúng phải là đồ dùng riêng biệt, nên để riêng để sử dụng cho bàn thờ Phật. Hoa, quả được sử dụng cần là hoa quả tươi, mới, hương thơm nhẹ nhàng, không được để hoa giả, quả héo lên bàn thờ.

Tượng Tây Phương Tam Thánh ngồi áo trắng rũ viền vàng
Tượng Tây Phương Tam Thánh ngồi áo trắng rũ viền vàng

Cúng Phật là cách mà chúng ta thể hiện sự tưởng nhớ đến các ngày. Vì thế lễ phẩm cần là hương thơm, hoa tươi, nước, trái cây, đèn sáng, đôi khi thêm phần cơm trắng, ít nhiều không quan trọng, quan trọng là tấm lòng của chúng ta. Có thể chỉ cúng vào những ngày rằm, mùng một, ngày vía Phật, Bồ Tát là được. Vào ngày thường, nên quét dọn bàn thờ sạch sẽ, đốt hương, thay nước sạch, không nên bày biện yến tiệc, cỗ bàn linh đình để cầu danh lợi cho cá nhân.

5. Lưu ý khi thỉnh tượng Tam Thánh Phật

Trong Phật Giáo, việc thỉnh và thờ tượng Phật không yêu cầu phải cầu kỳ, chỉ cần thành tâm, đủ lễ là được. Khi thỉnh tượng Phật, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

5.1Thờ tượng Phật có thờ ông bà tổ tiên được không?

Thờ Phật có thờ ông bà được không là thắc mắc chung của nhiều người. Đối với vấn đề này, chúng ta cần hiểu rằng, Phật là bậc giác ngộ, đã thoát khỏi sinh tử luân hồi. Chúng ta hoàn toàn có thể thờ Phật và thờ ông bà tổ tiên. Thế nhưng, bàn thờ Phật phải cao hơn bàn thờ tổ tiên. Nếu có điều kiện chúng ta nên thờ bàn thờ Phật ở không gian riêng, bàn thờ ông bà ở không gian riêng.

Trường hợp không gian hạn chế, bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên có thể đặt cùng trong một không gian. Tuy nhiên, bàn thờ ông bà phải nằm ở bậc dưới, thấp hơn bàn thờ Phật và nằm lệch sang một bên nhất định. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên ngang hàng nhau.

5.2 Cách chọn tượng Phật phù hợp

Việc lựa chọn tượng Phật nên cân nhắc đến kích thước không gian và thiết kế bàn thờ. Với không gian thờ nhỏ thì nên chọn những tượng kích thước từ 30 – 50cm, đứng hoặc ngồi đều được. Với không gian rộng rãi, bàn thờ kích thước lớn thì bạn có thể thoải mái trong việc lựa chọn. Thế nhưng nên chọn những tượng có kích thước vừa và lớn, không nên chọn những tôn tượng quá bé để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể.

Trong Phật Giáo, chúng ta có thể thỉnh bất kỳ tôn tượng nào, không quan trọng về màu sắc và chất lượng. Chỉ cần tượng có diện đẹp, ngũ quan cân đối, hài hòa, toát được thần thái bao dung, từ bỉ hỷ xả của người nhà Phật. Bên cạnh đó, nếu bạn băn khoăn không biết chọn màu nào cho phù hợp thì có thể tham khảo cách chọn màu tượng theo phong thủy dưới đây:

  • Mệnh Kim: Tương sinh với màu vàng nâu đất, tương hợp với màu trắng, xám, ghi. Nên chọn những tượng có màu sắc này sẽ mang đến bình an, may mắn.
  • Mệnh Mộc: Nên chọn những mẫu tượng có màu sắc thuộc mệnh Thủy như xanh nước biển, xanh dương, đen và màu xanh ngọc, xanh lá cây của mệnh Mộc.
  • Mệnh Thủy: Nên chọn những mẫu tượng có màu sắc của hành Kim như trắng, xám, ghi và tượng có màu sắc của hành Thủy như xanh đen, xanh nước, đen…
  • Mệnh Thổ: Nên chọn những mẫu tượng có màu sắc của hành Hỏa như màu đỏ, hồng, tím, cam và màu sắc của hành Thổ như màu vàng, nâu đất…
  • Mệnh Hỏa: Nên chọn những mẫu tượng có màu sắc thuộc hành Mộc như xanh ngọc, xanh lá cây và tượng có màu sắc của hành Hỏa như đỏ, hồng, tím…

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm ba tôn tượng lần lượt là Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Chúng ta thờ ba vị Phật, Bồ Tát này là nhằm tu học, thực hành theo tấm gương của các ngài và tăng trưởng niềm tin vào Tam Bảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa và cách thờ của bộ tượng này.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi đức phật đản sinh

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh là một sự kiện quan trọng của Phật giáo. Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã đi 7 bước chân hoa sen với những ý nghĩa...

ngũ uẩn (năm uẩn) trong phật giáo là gì

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì? Theo các tài liệu được ghi chép, ngũ uẩn bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn,...

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc là một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả Ma Ha Ca Diếc đóng vai trò quan...

Ẩn