Kiến Trúc Độc Đáo Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Tiền Giang

Đồ Thờ Lộc Phát – Cửa hàng Phật giáo uy tín tại TPHCM

Sơ Lược Tiểu Sử Thiên Trúc Tự (Chùa Phật Lớn – Hà Tiên)

Kiến Trúc Độc Đáo Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Tiền Giang

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác hiện là một trong những ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất và có kiến trúc độc đáo tại nước ta. Thiền Viện Trúc Lâm chánh giác được đánh giá cao về không gian bài trí cũng như quy mô lên tới 50ha đất trong đó có 30ha đất ban đầu và 20ha đất do người dân và Phật tử hiến tặng.

Đặc Điểm về Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác với diện tích lớn lên đến 50ha và để đến vãn cảnh chùa hoặc các Phật tử tới chiêm bái Phật đi hết chùa cũng cần nhiều thời gian nên quý Phật tử cùng quý khách nên chọn thời gian vào sáng sớm để chuyến đi có thể hoàn hảo hơn.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

1. Kiến Trúc Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác có thiết kế đặc biệt, khác so với các ngôi chùa khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét về các khía cạnh kiến trúc trong Phật Giáo thì ngôi chùa này được xây dựng khá giống với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ. Chính vì vậy mà lượng Phật tử và du khánh đổ về hành hương vào các ngày lễ lớn khá đông đúc.

Điểm đặc biệt thứ nhất là xây dựng 4 Thánh tích được xây dựng chính là khu vườn thượng uyển lâm tỳ ni, bồ đề đạo tràng, vườn lộc uyển nơi mà Đức Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt. 4 Thánh tích này còn được gọi là tứ động tâm.

Hình ảnh về kiến trúc tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

1.1 Vườn Lâm Tỳ Ni

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

1.2 Bồ Đề Đạo Tràng

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang
Nơi Đức Phật Thành Đạo

1.3 Vườn Lộc Uyển

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang
tháp  Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

1.4 Câu Thi Na

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang
Nơi Đức Phật Nhập Diệt

Trong thiền viện được xây dựng với 2 phần tách biệt hoàn toàn là nội viện và ngoại viện. Nội viện chính là khu riêng biệt chuyên dành cho các Phật tử, chúng tăng sinh sống và hoạt động trong thiền viện. Nơi đây có các công trình như 4 tăng đường, một thiền đường lớn và có 10 thất để chuyên tu

Trong khi đó Ngoại Viện lại được xây dựng rộng lớn bao gồm Chánh điện, thiền đường, giảng đường, trai đường, tổ đường, thư viện, nhà trưng bày, lầu chuông, lầu trống, nhà tăng ngoại viện, nhà khách nam, nhà khách nữ. Tổng diện tích phần ngoại viện lên đến 47ha . Nếu như vào các ngày lễ thì sức chứa của chánh điện dự tính lên đến 3000 người. Đây cũng là một con số ấn tượng. Vì hầu hết các chùa thường chánh điện sức chứa tới 1000 người cũng rất lớn rồi.

Điểm đặc biệt thứ 2 chính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt ở ngoại viện với chiều cao lên đến 4.5m và nặng hơn 30 tấn. Bức tượng Phật được làm toàn toàn từ đá ngọc và do các nghệ nhân người Myanmar chế tác.

2. Hoạt động tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

Trong thiền viện thường xuyên tổ chức các hoạt động cho Phật tử vào ngày chủ nhật tuần thứ 3 của mỗi tháng. Vào những ngày này thì Phật tử xa gần đều tới sinh hoạt, hoạt động từ thiện, hoạt động thiền, tu, vãn cảnh chùa, hoặc các sư thầy sẽ tổ chức các buổi giảng pháp tại chùa.

Vào các ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan hoặc các ngày lễ vía trong năm thì chùa cũng mở cửa để Phật tử có thể tới tham dự.

Mỗi 2 tháng 1 lần các sư trong chùa sẽ tổ chức lễ truyền tam quy cho các Phật tử. Nếu du khách muốn ghé thăm và trải nghiệm các hoạt động trong chùa có thể tới vãn cảnh chùa vào những ngày này.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

3. Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng như thế nào ?

Vì chùa được xây dựng ở Tiền Giang, vào những mùa nước lũ, mực nước sẽ dâng lên rất nhiều, lo sợ sẽ ảnh hưởng tới kiến trúc của chùa nên các kỹ sư đã cho xây dựng hệ thống đê bao quanh chùa để tránh nước lên sẽ tràn vào khuôn viên của chùa.

Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2012-2016 hoàn thành dưới sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các công nhân, kiến trúc sư, các nhà hảo tâm, Phật tử và các sư trong chùa.

Các Phật tử, và sư cùng nhau trồng cấy các loại cây cối, trang trí xung quanh khuôn viên của chùa góp phần tạo nên không gian trang nghiêm cho chùa.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

4. Địa chỉ nơi đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh giác hiện đang là ngôi chùa có quy mô lớn nhất miền tây. Tọa lạc tại áp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang. Đây chính là ngôi chùa trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Để di chuyển đến Thiền Viện, quý Phật tử có thể đi từ ngã ba Trung Lương trên Quốc Lộ 1A, đi theo hướng tây thêm 6 km và rẽ phải vào thị trấn Mỹ Phước, Tân Phước. Sau đó di chuyển thêm 10km nữa sẽ tới được thiền viện. Hoặc các bạn có thể định vị theo google map để di chuyển tới thiền viện dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó trên đường đi sẽ có rất nhiều biển chỉ dẫn vào chùa nên các bạn hoàn toàn tên tâm trong quá trình di chuyển nhé.

Tượng Phật Thích Ca Dát Vàng do kiến trúc sư Myama tạo dựng
Tượng Phật Thích Ca Dát Vàng do kiến trúc sư Myama tạo dựng

5. Nên đến Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác vào thời điểm nào

Thời điểm thích hợp để đến thiền viện chính là vào tháng giêng hoặc từ tháng 1-3 âm lịch. Vì vào mùa này có các loài hoa đua nhau nở rộ tạo nên khung cảnh thơ mộng. Đồng thời các hoạt động trong chùa cũng diễn ra nhiều nhất. Từ đó Phật tử và quý khách xa gần có thể đến vãn cảnh chùa và được tham gia nhiều ngày lễ đặc biệt.

=> Xem thêm: Chùa Thiên Trúc Tự – Hà Tiên

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

Các ngày lễ vía Phật quan trọng trong năm nên tham khảo:

Tháng 1:
  • 1/1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc
  • 15/1: Ngày lễ Thượng Nguyên
Tháng 2:
  • 8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia
  • 15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
  • 19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh
  • 21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh
Tháng 3:
  • 6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả
  • 16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tháng 4:
  • 4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát
  • 8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh (có thể diễn ra từ ngày 8/4-15/4 âm lịch )
  • 20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
  • 23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo
  • 28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh
Tháng 5:
  • 13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
Tháng 6:
  • 03/6: Ngày vía Hộ Pháp
  • 19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo
Tháng 7:
  • 13/7: Ngày vía Đại Thế Chí
  • 15/7: Ngày Vu Lan Bồn ( Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát)
  • 30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát
Tháng 8:
  • 6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
  • 8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà
Tháng 9:
  • 19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia
  • 29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo
Tháng 10:
  • 5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư
  • 8/10: Ngày Phóng sanh
  • 15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên
Tháng 11:
  • 17/11: Ngày vía Phật A Di Đà
Tháng 12:
  • 8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

6. Những lưu ý khi tới Thiền Viện Trúc Lâm

  • Đi chùa cần chú ý đến cử chỉ, nói năng. Nên đi nhẹ, nói khẽ và không ồn ào gây mất trật tự trong chùa
  • Trang phục đi chùa phải trang nghiêm, không mặc đồ ngắn hay hở
  • Không đùa giỡn, trêu chọc, nghịch ngợm trong chùa
  • Không nói bậy trong chùa
  • Không viết chữ, viết bậy, khắc chữ trong chùa
  • Nếu chụp hình nên chọn thời điểm để tránh làm ảnh hưởng đến các Phật tử khác.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

Như vậy, Thiền Viện Trúc Lâm là một trong các kiến trúc độc đáo, tái hiện lại đầy đủ quá trình từ lúc Đức Phật hiện thế đến khi nhập diệt. Có thể nói kiến trúc trong chùa được xây dựng khá sát với nguyên mẫu. Đây cũng chính là nơi tu tập, và vãn cảnh chùa đẹp trên đất nước Việt Nam mà các bạn nên đến.

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Sơ Lược Tiểu Sử Thiên Trúc Tự (Chùa Phật Lớn - Hà Tiên)

Sơ Lược Tiểu Sử Thiên Trúc Tự (Chùa Phật Lớn – Hà Tiên)

Thiên Trúc Tự (Chùa Phật Lớn), tọa lạc trên đường Phương Thành,phường Bình San, thị xã Hà Tiên,tỉnh Kiên Giang.Ngôi chùa này đã có cách đây trên 300 năm,đã trãi...

Ẩn