Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật A Di Đà là ai? Thờ Phật A Di Đà có ý nghĩa gì?

Phật A Di Đà là Giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương, với vô vàn công đức và lòng từ bi, phổ độ chúng sinh khỏi những khổ đau của cuộc sống. Ngài được biết đến và thờ phụng nhiều nhất tại các không gian thờ tự tâm linh của giáo chúng Phật giáo Đại thừa. Tham khảo ngay những thông tin sau của bài viết để biết thêm thông tin cũng như ý nghĩa của việc thờ cúng Đức Phật A Di Đà.

 

Tượng Phật A Di Đà
Phật A Di Đà là ai? Ý nghĩa của việc thờ cúng A Di Đà

Nguồn gốc về Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà (Adida hoặc Amida) được biết đến là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Tên gọi A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. Phật A Di Đà đã có mặt từ rất lâu và không thuộc cõi Ta Bà của chúng ta. Ngài là người dẫn đường, tiếp dẫn chúng sinh thoát khỏi những phiền não, thống khổ, của cõi tạm và về với Tịnh Độ.

Theo lời kể của Đức Phật Thích Ca trong Đại Kinh A Di Đà có nói về nguồn gốc của Phật A Di Đà như sau:

“Từ đời quá khứ thật lâu về trước, cách lúc bấy giờ hơn 10 kiếp. Tại một xứ có tên là Diệu Hỷ do vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân cai trị.

Con thứ hai của hai người là hoàng tử Kiều Thi Ca sau khi nghe được tin Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng thế cứu độ chúng sinh đã quyết định rời bỏ cung vàng và xin nguyện xuất gia. Ngài được chấp nhận cho theo Đức Phật, thọ Tỳ kheo giới, hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo.

Khi thọ pháp, đứng trước Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai, Ngài đã phát 48 lời nguyện để cứu độ tất cả chúng sinh của mười phương. Về sau Ngài tu thành chánh quả, trở thành Phật A Di Đà và tịnh hóa một thế giới trở thành cõi thanh tịnh, không có khổ đau, phiền lụy- nơi đó gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc.”

tượng Phật A Di Đà đẹp
Phật A Di Đà là giáo chủ Tây Phương Cực Lạc được nhiều tín đồ Phật giáo Đại thừa tin tưởng, tôn thờ tại gia.

Khác với Phật Thích Ca, Phật A Di Đà không phải là nhân vật có thật trong lịch sử, những gì chúng ta biết về Ngài phần lớn đều thông qua lời giới thiệu của Phật Thích Ca trong lúc truyền đạo.

Có giả thuyết được đưa ra cho rằng Phật A Di Đà chính là tiền thân kiếp trước của Phật Thích Ca, biểu thị cho thế quá khứ, là đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ.

Nhận diện Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là hai vị tôn Phật hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn về các Ngài. Như vậy, làm thế nào để phân biệt đúng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà?

Có rất nhiều chi tiết giúp ta phân biệt được đâu là Phật Thích Ca, đâu là Phật A Di Đà. Nhưng đặc điểm nhận dạng được biết đến nhiều nhất là trước ngực Đức Phật A Di Đà sẽ có chữ Vạn, riêng Phật Thích Ca thì không. Bên cạnh đó, ta cũng có thể dựa vào những chi tiết sau để nhận dạng hai Ngài:

Về hình dáng

Phật Thích Ca thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng có màu vàng, nâu che hết qua cổ. Nếu mặc áo hở ngực thì trước ngực sẽ không có chữ Vạn. Tóc búi cao hoặc xoắn ốc. Ngài có thể tọa trên tòa sen trong tư thế kiết già với đôi mắt mở ba phần tư, nhục kế trên đỉnh đầu.

Phật A Di Đà khoát trên người chiếc áo cà sa màu đỏ, khoác áo vuông hở cổ lộ rõ chữ Vạn ở ngực, tóc búi xoắn ốc. Ngài thường đứng hoặc ngồi trên tòa sen với đôi mắt nhìn xuống và miệng luôn mỉm cười.

Về tư thế tay

Phật Thích Ca có những tư thế tay như sau: xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn kim cương hiệp chưởng hoặc ấn chuyển pháp luân,… Ngoài ra, có thể ngài còn cầm một chiếc bát, nhưng sẽ không bao giờ duỗi một cánh tay.

Phật A Di Đà có thể xuất hiện trong tư thế đứng (Di Đà phóng quang), tay làm thành ấn giáo hóa (tay mặt đưa cao ngang vai, các ngón tay hướng lên trên, tay trái ngang bụng, hướng ngón tay chỉ xuống, hai lòng bàn tay đều hướng ra ngoài, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau tạo thành hình tròn). Trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền đặt ngang bụng, lưng bàn tay phải sẽ nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai đầu ngón cái chạm vào nhau. Ngoài ra, trong một số tượng khắc họa tay phải đưa ngang vai và đầu ngón hướng lên trên, tay trái bắt ấn thiền ngang bụng.

Về nhân vật đi cùng

Phật Thích Ca có thể được họa cùng hai vị để tử của Ngài khi còn tại thế là A Nan Đà (đứng bên trái) và Ca Diếp (đứng bên phải).

Phật A Di Đà thường sẽ họa cùng hai vị Bồ Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm (đứng bên tay trái) và Bồ Tát Đại Thế Chí (đứng bên tay phải). Ba vị còn được gọi là Tây Phương Tam Thánh .

Phật A Di Đà và Bồ Tát đi cùng
Bộ 3 tượng Tây Phương Tam Thánh

Ý nghĩa của việc thờ tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà được xem là hiện thân của sự bình an, những điều tốt đẹp con người luôn hướng tới. Theo quan niệm của Phật giáo, Phật A Di Đà có thể giúp chúng sinh thoát khỏi những bi ai, khổ đau mà ta phải gánh chịu trong cõi Ta Bà. Vậy nên, thờ Phật A Di Đà từ bao đời nay thể hiện một đức tin mãnh liệt là: khi mà ta sống tốt, hành thiện, tích đức, biết sám hối những lỗi lầm của quá khứ thì sẽ được có được kết quả viên mãn ở tương lai.

Ngoài ra, nhiều người lựa chọn việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà tại gia còn mang những ý nghĩa khác như:

  • Cầu mong sự bình an, tốt đẹp đến cho gia đình, giúp cho gia đạo thuận hòa, vui vẻ.
  • Hy vọng sự che chở, bảo hộ từ đấng thần linh, hóa giải những điều tai ương xảy đến cho gia đinh.
  • Đối với những người thường xuyên tụng niệm, thờ cúng Phật A Di Đà, có tâm hướng thiện thì khi lâm chung sẽ được Ngài dẫn lối, vãng sanh làm người ở một kiếp khác.
  • Gửi gắm một niềm tin bất diệt về một cảnh giới giải thoát, người niệm A Di Đà sau khi số mạng đã tận thì sẽ được hóa kiếp rời khỏi cõi tạm, bước vào thế giới Cực Lạc Tây Phương.
  • Đối với những tín đồ Phật giáo, việc thờ cúng và niệm A Di Đà Phật là điều cần thiết không thể thiếu trong quá trình tu hành. Thể hiện sự quy y Tam bảo, thành tâm hướng Phật, biết suy ngẫm và sám hối lỗi lầm, khai sáng tâm thức.
  • Việc tụng niệm danh hiệu A Di Đà Phật trong Phật giáo còn có hiệu quả siêu độ, là lời dẫn lối cho linh hồn vừa qua đời đến với thế giới bên kia.
Tượng đức phật a di đà trắng đế sen nở
Tượng đức phật a di đà trắng đế sen nở

Hướng dẫn thờ cúng Đức Phật A Di Đà tại gia

Thờ tượng Phật A Di Đà tại nhà là một tín ngưỡng thờ cúng phổ biến của nhiều gia đình Phật giáo. Đây cũng là một phương thức thể hiện lòng tôn kính, thành tâm hướng về Tam bảo. Cũng chính vì vậy, việc thờ phụng, cúng bái dù có thể thực hiện đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo đúng những lễ nghi cần thiết. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà tại gia:

  • Chọn thỉnh tượng Phật theo hướng dẫn của các sư thầy sao cho phù hợp với gia chủ. Nhờ các thầy làm lễ khai quang, điểm nhãn cho tượng trước khi chính thức thỉnh tượng về nhà.
  • Đặt bàn thờ Phật tại phòng khách hoặc một gian thờ riêng biệt, không đặt chung với bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị vật phẩm đầy đủ trước khi đặt tượng Phật A Di Đà lên.
  • Tượng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, có tầm nhìn thoáng, bao quát tốt, thanh tịnh để tránh ảnh hưởng đến sự linh thiêng khi thờ cúng.
  • Nếu gia chủ có thờ tượng Bồ Tát thì đặt tượng Phật A Di Đà ở giữa, Bồ Tát ở hai bên, lệch xuống phía dưới một chút.
  • Trên bàn thờ, giá chủ có thể chuẩn bị bát hương tại vị trí trung tâm, trước tượng Phật. Kèm với đó là chum nước, lọ hoa, đĩa quả, ngọn đèn,… tùy vào kích thước bàn thờ lớn nhỏ mà bày trí cho phù hợp.

Những lưu ý cần biết khi thờ Phật A Di Đà

Việc thỉnh tượng và thờ phụng Phật A Di Đà tại nhà đòi hỏi gia chủ có tấm lòng thành tâm hướng về Ngài, lòng không mang chấp niệm, quá chú trọng vào việc cầu xin phước báu, tài lộc.

thờ phật a di đà tại gia
Thờ Phật A Di Đà tại gia đòi hỏi sự thành tâm cũng như hiểu biết để tránh những kiêng kỵ gây bất kính với Ngài

Bên cạnh đó, khi thờ Phật A Di Đà, cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Khi đã thờ Phật A Di Đà gia chủ phải đảm bảo bàn thờ phải trang nghiêm, sạch sẽ, được cúng bái thường xuyên, hương khói đủ đầy. Phải quét dọn, rút bớt chân hương, thay mới hoa quả đều đặn hoặc những ngày sóc vọng (mùng 1-15 âm lịch).
  • Chú ý vệ sinh tượng Phật đều đặn, tránh để tình trạng bám bụi lâu ngày. Khi vệ sinh tượng dùng một chiếc khăn sạch, tách biệt với những chiếc khăn lau khác và lau theo hướng từ trên xuống cho đến khi tương sạch.
  • Không nên sử dụng những loại nước hoa, nước có hương tắm, thoa lên tượng Phật. Vì đây là hành động tạo sự bất tịnh, trói buộc với hồng trần.
  • Khi thờ Phật không dùng chung bát hương với gia tiên, thờ cùng các vị thần khác ngoài Tây Phương Tam Thánh hoặc Tam Thế Phật. Không đặt tượng Phật thấp hơn gia tiên.
  • Không đặt bàn thờ ở những nơi dễ bị ô uế như góc cầu thang, vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm.
  • Không đặt lên bàn thờ những vật phẩm mang tính dị đoan như bùa, chú mang tính cầu tài lộc, giấy tiền, vàng mã,…

Phật A Di Đà là hình tượng linh thiêng luôn được quan tâm và chú trọng nhiều của Phật giáo. Vậy nên việc thờ cúng Ngài mang những ý nghĩa tâm linh dẫn hướng con người về những đức tin tốt đẹp, hành thiện – tích đức. Thờ Phật phải luôn giữ tâm an lành, thành tâm buông bỏ chấp niệm xấu xa, không đặc nặng phú quý, công danh. Có như vậy, mới phát huy hết tinh thần của việc thờ Phật A Di Đà.

Bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

đại lễ phật đản

Đại Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm, đây được xem là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với những tín đồ Phật giáo...

7 thủ ấn quan trọng của phật giáo

Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo

Thủ ấn Phật (Mudra) là các tư thế tay khác nhau của Phật mà ta thường được thấy trong tranh ảnh hoặc tượng Phật. Không phải tự nhiên mà Phật...

tượng Phật Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp....

Ẩn