Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo

Thủ ấn Phật (Mudra) là các tư thế tay khác nhau của Phật mà ta thường được thấy trong tranh ảnh hoặc tượng Phật. Không phải tự nhiên mà Phật lại có những cử chỉ tay như vậy, mỗi thủ ấn ấy sẽ mang những tầng ý nghĩa riêng. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo qua bài viết sau:

Thủ ấn (Mudra) là gì?

Thủ ấn (Mudra) là cách gọi các cử chỉ của bàn tay, được sử dụng nhiều trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Nghĩa ban đầu của thủ ấn được hiểu là dấu hiệu, ấn tướng hay dấu ấn được thể hiện bằng các động tác của thân thể, mà ở đây chủ yếu là cử chỉ của tay. Các tư thế, vị trí của bàn tay, ngón tay khi kết hợp sẽ tạo ra những dấu hiệu mang ý nghĩa riêng biệt.

7 thủ ấn quan trọng của phật giáo
Thủ ấn (Mudra) là những cử chỉ tay thể hiện những ý nghĩa đặc biệt trong giáo lý Phật giáo

Thủ ấn Phật là việc khắc họa một tư thế tay đặc biệt, vừa thể hiện sự tự nhiên trong các cử chỉ của bàn tay, vừa thể hiện được tính chất Phật. Vậy nên thủ ấn Phật là được xem là cử chỉ tượng trưng cho tinh thần, một sức mạnh hay một nguồn năng lượng tâm linh của một truyền thống, một tôn giáo.

Trong truyền thống Ấn Độ, ta có thể dễ dàng bắt gặp thủ ấn qua các cử chỉ chào hỏi (Namaste). Theo các ghi chép và khai quật từ các nền văn minh Ấn Độ xưa cho thấy, từ 3000 – 2000 TCN các thủ ấn này đã xuất hiện.

Phật giáo Tây Tạng có đến 108 thủ ấn được lưu truyền và sử dụng phổ biến ở các nghi thức Tantra (các ghi chép, kinh sách kinh điển về phép tu thiền định). Ngoài ra, Mudra còn được sử dụng nhiều trong yoga, các thủ ấn được kết hợp nhuẫn nhuyễn với những bài tập thở, ngồi kiết già, thiền định,… Mang lại những tác động có ích đối với năng lượng sống của cơ thể.

Trong đạo Phật, các hình tượng Đức Phật cũng thường được khắc họa cùng với các cử chỉ tay đặc biệt, và mỗi cử chỉ sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa. Đây được xem là những dấu hiệu thiêng liêng, diễn tả trạng thái của tâm trí trong nghi lễ Phật giáo.

Thủ ấn rất đa dạng, tùy thuộc vào từng văn hóa và tín ngưỡng mà mang những hình thái và đặc trưng khác nhau. Trong Phật giáo, có 7 thủ ấn quan trọng mà ta thường dễ bắt gặp trong các tranh ảnh, tượng Phật. Vậy 7 thủ ấn quan trong đó là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong nhà Phật?

7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo và ý nghĩa

Cùng tìm hiểu về 7 Thủ ấn quan trong của Phật Giáo qua những thông tin dưới đây:

Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)

Thiền thủ ấn hay Ấn thiền (Dhyana Mudra)được biết đến nhiều trong tư thế Đức Phật ngồi thiền, hai chân xếp theo kiểu kiết già hay bán già, dáng lưng thẳng, uy nghiêm. Hai bàn tay được đặt trong lòng, ngang bụng, khuỷu tay hơi chếch ra ngoài. Hay bàn tay ngửa, lưng bàn tay phải để ở trên lòng bàn tay trái, hai ngón cái sẽ chạm nhẹ vào nhau. Trong thủ ấn này, bàn tay phải đặt phía trên sẽ là biểu tượng của sự giác ngộ, bàn tay trái nằm ở dưới tượng trưng cho vạn vật, cho thế giới này.

thủ ấn phật
Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)  là biểu tượng của sự giác ngộ, thiền định, tập trung

Ngoài là thủ ấn quan trọng của Phật giáo, Thiền thủ ấn cũng biểu tượng đặc trưng của thiền. Trong giáo lý nhà Phật, Thiền thủ ấn tượng trưng cho trí tuệ, cho tâm giác ngộ của con người đã vượt ra khỏi thế giới hiện thực. Thấu hiểu được luân hồi hay Niết bàn chỉ là một hình thức giải thoát. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi giác ngộ dưới gốc bồ đề đã sử dụng thủ ấn này cho lần thiền cuối cùng của chuỗi 49 ngày thiền định.

Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)

Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra) hay Ấn thí nguyện, Dữ nguyện ấn, Thí dữ ấn là tư thế cánh tay phải của Đức Phật được thả dọc theo cơ thể một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, lòng bàn tay mở ra hướng về phía trước, các ngón tay duỗi ra. Cánh tay trái hướng lên trên, vị trí ngang ngực, lòng bàn tay hướng về trước, ngón tay khép hờ.

7 thủ ấn quan trong của phật giáo
Thí nguyện thủ ấn ( Varada Mudra) thể hiện cho sự từ bi, dâng hiến, đạt thành ý nguyện

Trong Thí nguyện thủ ấn, hình ảnh bàn tay mở rộng, 5 ngón tay duỗi tự nhiên thể hiện cho 5 sự hoàn hảo là: đạo đức, kiên nhẫn, hào phóng, sự lỗ lực và tập trung. Thủ ấn có ý nghĩa biểu hiện cho sự dâng hiến, từ bi, chân thành, cho phép được tại nguyện. Ngoài ra, đây còn là ấn quyết hoàn thành ước nguyện một lòng tìm đường giải thoát cho nhân loại khi gọi trời chứng minh Phật quả lúc tầm đạo.

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Vô úy thủ ấn là tư thế bàn tay phải của Đức Phật được giơ hướng lên ngang tầm với ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài và các ngón tay hướng thẳng lên trời. Cánh tay trái sẽ được để xuôi trong lòng như tư thế tọa thiền (đối với tượng ngồi) và duỗi hướng xuống đất (đối với tượng đứng).

Vô úy thủ ấn
Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra) – tâm bình thản, không sợ hãi

Về nguồn gốc của thủ ấn này, theo những ghi chép Phật giáo có ghi lại về cuộc đời Đức Phật có nói đến: sau khi đạt được giác ngộ và bị thú dữ tấn công thì Ngài đã sử dụng thủ ấn này thể hiện tâm không sợ hãi trước mọi tình huống. Có thể hiểu theo một hướng khác là sau khi giác ngộ Ngài đã vượt qua khỏi mọi sự sợ hãi, đau khổ của thế gian.

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra) được biết đến với hình ảnh đầu ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay phải chạm vào nhau tạo thành một hình tròn, các ngón tay còn lại của tay phải sẽ hướng lên trên. Bàn tay trái được đặt chỉnh tề ngang bụng, lòng bàn tay ngửa, các ngón tay duỗi nhẹ ra.

giáo hóa thủ ấn
Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra) – giải quyết vấn đề thông qua khả năng biện minh và tư duy 

Thủ ấn Vitarka là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời thuyết giảng của Đức Phật, vòng tròn được tạo bởi ngón cái và ngón trỏ tượng trương cho dòng năng lượng liên tục luân chuyển và không có điểm dừng. Giáo hóa thủ ấn cũng được gọi là biện minh ấn vì nó gắn liền với câu chuyện Đức Phật kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua khả năng biện luận và tư duy của bản thân.

Chuyển pháp luân thủ ấn (Dharmachakra Mudra)

Chuyển pháp luân thủ ấn thể hiện ở hai đầu ngón trỏ và cái của bàn tay phải cong lại tạo thành vòng tròn, ngón tay giữa của bàn tay trái sẽ chạm vào vòng tròn ấy, ngón trỏ tay trái chạm vào ngón trỏ tạo thành một vòng tròn khác. Hai cánh tay xếp lại, đưa lên cao khoảng tầm ngực, lệch một xíu gần tim. Lòng bàn tay phải xoay ra phía trước, thẳng đứng, mu bàn tay trái hướng ra ngoài, nằm ngang hoặc hơi nghiêng.

chuyển pháp luân thủ ấn
Chuyển pháp luân thủ ấn – dòng năng lượng và các giáo lý bất tận của vũ trụ thông qua trái tim 

Thủ ấn này biểu thị cho dòng năng lượng bất diệt của vũ trụ dưới dạng luân xa (bánh xe di chuyển liên tục) và các giáo lý của nó được thông qua trái tim. Sau khi giác ngộ chánh quả dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã thân hành đến vườn Lộc Uyển và giảng bài giáo lý đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như tại đây và giảng về bài kinh Chuyển Pháp Luân. Đây chính là bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng trong suốt 45 năm hoằng pháp của mình.

Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)

Trì bình thủ ấn là hai bản tay chồng lên nhau, tay phải đặt trên lòng bàn tay trái, cả hai bàn tay đều duỗi ra nâng bình bát.

thủ ấn Phật
Trì bình thủ ấn thể hiện hình ảnh cuộc sống hằng ngày của Đức Phật

Đây là thủ ấn thể hiện cuộc sống hằng ngày của Đức Phật. Trong một ngày Ngài sẽ chia thời gian ra làm năm thời điểm là buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Trong đó, buổi sáng chính là khoảng thời gian ngày trì bình hóa duyên để tế độ những người có duyên và thọ thực.

Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)

Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra) luôn được mô tả với hình ảnh Đức Phật ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già. Bàn tay trái của Ngài sẽ đặt nhẹ trên đùi, lòng bàn tay hướng lên trên giống như ấn thiền. Còn với bàn tay phải, lòng bàn tay xoay vào trong, mu bàn tay hướng hẳn ra ngoài, các ngón tay duỗi hướng xuống đất.

xúc địa thủ ấn
Xúc địa thủ ấn là dấu hiệu của việc không một ai có thể lay chuyển được nơi Đạo vô Thượng Bồ Đề.

Thủ ấn này có nghĩa là chạm vào đất (xúc địa), kêu gọi thổ thần Trái Đất chứng kiến. Khởi nguồn của cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Phật sử được ghi chép lại, Đức Phật khi ngồi thiền định trong đêm rằm tháng Vesak, Ma vương (Mara) đã hiện ra và có ý định đuổi Ngài ra khỏi chỗ ngồi dưới cội Bồ Đề nên đã hỏi rằng:” Ai là chứng nhân để biết đây là chỗ của Ngài?”. Đức Phật khi nghe vậy, từ tư thế thiền định, Ngài đã đặt bàn tay phải xuống chạm đất và tuyên bố “Mặt đất này là chứng nhân, đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.” Ngay sau đó, hiện tượng lạ kỳ đã xảy ra, mặt đất bắt đầu rung chuyển, âm thanh vang vọng khắp vũ trụ, Ma vương thấy vậy thì run sợ rồi thất bại rút lui.

Thủ ấn Bhumistarsa là đại diện cho khoảng khắc Đức Phật Thích Ca kêu gọi mặt đất làm minh chứng cho mình đạt thành chánh quả. Đây cũng chính là dấu hiệu của việc không một ai có thể lay chuyển được nơi Đạo vô Thượng Bồ Đề.

Thủ ấn Phật là những biểu tượng quan trọng mang ý nghĩa tâm linh và Phật sử to lớn trong Phật Giáo. Mỗi thủ ấn sẽ thể hiện một linh hồn cũng như một giáo lý mà con người muốn truyền tải thông qua việc làm sống lại hình tượng Đức Phật khi còn tại thế.

Với những thông tin chia sẻ của bài viết về ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo, hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những biểu tượng đặc biệt này. Thông quá đó có thêm những kiến thức trong quá trình mới tìm hiểu, học hỏi về Phật pháp nhiệm màu.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

đại lễ phật đản

Đại Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm, đây được xem là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với những tín đồ Phật giáo...

thờ phật a di đà tại gia

Đức Phật A Di Đà là ai? Thờ Phật A Di Đà có ý nghĩa gì?

Phật A Di Đà là Giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương, với vô vàn công đức và lòng từ bi, phổ độ chúng sinh khỏi những khổ...

tượng Phật Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp....

Phật Thích Ca là ai ?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật Thích Ca là ai? Và người có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có quãng thời gian tu...

PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TỴ LÀ AI

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi tỵ là ai? Người sinh năm tuổi Tỵ nên thờ vị Phật độ mạng nào ? Có rất nhiều vị Phật Bản Mệnh cho 12 con...

Ẩn