Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc là một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả Ma Ha Ca Diếc đóng vai trò quan trọng là người gìn giữ hạnh đầu đà đệ nhất. Đến ngay cả Đức Phật cũng từng tuyên dương ông trước tăng đoàn về phẩm hạnh giữ gìn hạnh đầu đà của ông.

Hạnh Đầu Đà của Ma Ha Ca Diếc

Ma Ha Ca Diếc lần đầu được diện kiến Đức Phật là lúc ở thành xá vương. Lúc đó Ma Ha Ca Diếc rất mong muốn tìm được một người thầy có thể dạy mình những phương pháp tu. Ông đã tìm rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm được người thầy như mong muốn. Lúc đó, Đức Phật có buổi thuyết pháp tại thành vương xá. Ma Ha Ca Diếc khi nghe được thuyết pháp thấy vô cùng kì diệu và ngộ ra nhiều chân lý.

Đức Phật cũng nhìn thấy được Ma Ha Ca Diếc chính là người có thể phò tá và kế thừa đạo nghiệp nên đã tìm Ma Ha Ca Diếc. Lúc đó Ma Ha Ca Diếc cũng rất vui mừng và hoan hỉ bái yết Phật. Câu chuyện này cũng được mô tả rõ hơn ở thời điểm lễ hội Linh Sơn.

Lúc đó trước rất nhiều tỳ kheo, Đức Phật liền đưa một bông hoa sen lên, trong lúc phía dưới còn đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì Ma Ha Ca Diếc tiến lên mỉm cười. Đây cũng chính là một trong các điển tích mà chúng ta thường nghe thấy hoặc có thể biết đến qua hình tượng Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu tức là Phật Thích Ca đưa hoa và Ca Diếc tiến lên nhận lấy và mỉm cười.

Về phẩm hạnh đầu đà của tôn giả Ma Ha Ca Diếc, trong các sách có ghi chép lại rằng, tôn giả vốn là người thích tu hạnh đầu đà, nên khi gặp Phật Thích Ca, dưới sự chỉ dạy của Người mà Ma Ha Ca Diếc có thêm nhiều động lực để tu hạnh đầu đà hơn. Về hạnh đầu đà thì những người tu cần phải đạt được những điều kiện sau: Mỗi ngày ăn một bữa, thường sẽ chỉ ở một nơi, khất thực không phân biệt giàu nghèo, tài sản chỉ cần có y áo, bình bát, sống tại bãi tha ma, phải có năng lực tịnh hóa tâm hồn, sinh hoạt bằng phép trì bình, và phải ở nơi hoang vắng.

Tuy là một người luôn đề cao trách nhiệm tu, luôn giữ phẩm hạnh đầu đà nhưng tôn giả Ma Ha Ca Diếc lại chỉ giữ được 9 điều, trong đó có một điều là khất thực không phân biệt giàu nghèo. Thì ông đã chọn khất thực ở những nhà nghèo, bởi vì ông nghĩ rằng chính những người nghèo mới cần phước đức nhiều hơn. Ông sẽ mang đế những phước đức cho họ để họ có thể gieo trồng hạt giống phước đức đó trên các mảnh ruộng tâm hồn. Cho nên nếu tính về việc giữ hạnh thì có lẽ ông đã đạt được nhiều hơn thế.

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà
tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Vì sao Ma Ha Ca Diếc lại được Đức Phật lựa chọn ?

Ma Ha Ca Diếc vốn xuất thân từ gia đình giàu có . Lúc còn nhỏ, ông đã thể hiện rõ được tài năng, là một người có đầy đủ tư chất thông minh. 8 tuổi có thể đọc được nhiều cuốn sách, văn học toán học, thiên văn… Những cuốn sách dù khó hiểu tới mấy thì ông cũng có thể đọc và phân tích rành mạch.

Thủa nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, lớn lên ông thường thích ở một mình đọc sách, không thích tới lui chỗ đám đông. Ngay từ nhỏ ông đã thích tu tập, tuy nhiên khi lớn lên thì ông vì không muốn làm cha mẹ buồn nên vâng lời cha mẹ, tìm một người tới để cưới hỏi.

Người vợ của ông tên là Diệu Hiền- được xem là một cô gái có nhan sắc nhất vùng, tất cả những người từng gặp cô đều nói rằng nhan sắc của cô chính là đệ nhất mỹ nhân. Tuy nhiên, sau khi về chung một nhà thì Diệu Hiền và Ma Ha Ca Diếc đều không nói với nhau một lời. Cho tới một ngày nọ, Ma Ha Ca Diếc liền hỏi Diệu Hiền vì sao lúc nào trên khuôn mặt cũng mang vẻ đượm buồn. Lúc này Diệu Hiền mới trả lời rằng: ta vốn có chí nguyện tu tập nhưng nay vì vâng lời cha mẹ mà gả tới nhà chàng nên tôi rất lấy làm buồn. Khi nghe Diệu Hiền nói như vậy, Ma Ha Ca Diếc liền bộc bạch rằng: vốn ông cũng là một người sống theo phạm hạnh. Nếu đã có cơ duyên như vậy thì chúng ta hãy tiếp tục sống và giữ gìn sự thanh tịnh.

2 người cứ sống như vậy cho đến khi cha mẹ của Ma Ha Ca Diếc lìa khỏi cõi trần. Lúc này Ma Ha Ca Diếc rời bỏ quê hương và tìm thầy học đạo. Ông nói với Diệu Hiền rằng nếu tìm được người thầy chỉ cách sẽ trở về và hướng dẫn cho Diệu Hiền.

Và cho tới khi gặp được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì cũng coi như việc học đạo được thành công. Lúc này ông nhớ tới Diệu Hiền và muốn được truyền những kinh nghiệm tu tập, hướng dẫn cách tu tới cho người vợ ở quê nhà.

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà
tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Tiếp Độ Thân Sơ

Ma Ha Ca Diếc lúc này nhờ một vị tỳ kheo trở về quê nhà và đón Diệu Hiền về tăng đoàn. Tuy nhiên khi gặp Diệu Hiền, rất nhiều người trong tăng đoàn đều bàn tán xôn xao vì Diều Hiền có một vẻ đẹp mĩ miều, sắc nước hương trời chính vì vậy nàng chịu sự bàn tán xôn xao của rất nhiều người. Cũng vì lẽ đó mà Diệu Hiền chọn con đường đi khất thực và ra ngoài tu hành. Ma Ha Ca Diếc liền chia một nửa phần cơm của mình cho Diệu Hiền. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những lời bàn tán ra vào. Sau đó thì Ma Ha Ca Diếc không chia phần cơm nữa. Diệu Hiền trở thành tỳ kheo ni ngày đêm không ăn không ngủ sớm tối tịnh tọa quyết tu tập. Cuối cùng thì tỳ kheo ni Diệu Hiền cũng được chứng Túc Mạng Thông. Đức Phật rất khen ngợi.

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà
tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Tiếp Độ Người Nghèo

Ma Ha Ca Diếc vào thành khất thực bỗng gặp một bà lão. Bà lão ngồi bên vệ đường với dáng vẻ khổ sở, đói khát. Ngài tiến đến thì bà lão lên tiếng trước: Ngài có gì cho tôi không ? Ngài cũng là một người ăn xin như tôi sao ? Ma Ha Ca Diếc liền đáp, tôi không có gì cho bà cả.

Bà lão liền hỏi: Vậy Ngài có phép gì có thể giúp tôi hết bệnh và nghèo đói không ?

ma ha Ca Diếc liền đáp: Tôi là một người theo học đạo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tôi tu hành khổ luyện cũng đi xin như bà. Nhưng tôi có thể cho đi sự giàu sang và xin lại nghèo khổ. Bà có thể cho tôi chút nghèo để đổi lấy phước báu và giàu sang không ?

Bà lão nghe vậy liền nói với tôn giả rằng: tôi không có gì cả, chỉ có một chút nước cơm chua xin được.

Ma Ha Ca Diếc liền nói: vậy thì hãy đem bố thí cho tôi chút đỉnh gọi là gieo trồng phước đức về sau đi. Nghe vậy bà lão cũng đầy hỉ lạc đem nước cơm chua đó dâng cúng cho Ca Diếc. Ngài hoan hỉ nhận lấy và chúc phúc cho bà lão.

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà
tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Kế thừa đạo Phật

Lúc này Ma Ha Ca Diếc đã đạt được thành tựu đáng kể trong hạnh Đầu Đà. Ông đứng đầu trong giữ hạnh đầu đà và được đặt danh hiệu là Đầu Đà Bậc Nhất. Cho tới lúc Đức Phật nhập niết bàn và người thừa kế đạo Phật lúc này chỉ có Ma Ha Ca Diếc người luôn nghiêm túc tu tập và giữ vững giới luật.

Ông đứng ra lãnh đạo tăng đoàn, chấn chỉnh hàng ngũ sau hậu Đức Phật Thích Ca niết bàn và ngăn không cho thiên ma ngoại đạo làm càn quấy phá. Cũng vì vậy nên tăng đoàn mới được củng cố, nội bộ ổn định. Chính Đức Phật cũng từng nói rằng người thừa kế chính pháp của ta chỉ có thể là Ma Ha Ca Diếc.

Cùng chuyên mục

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

An cư kiết hạ diễn ra hằng năm, trong ba tháng mùa mưa. Trong khoảng thời gian này, việc tu học sẽ là ưu tiên hàng đầu của các chư...

ngũ uẩn (năm uẩn) trong phật giáo là gì

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì? Theo các tài liệu được ghi chép, ngũ uẩn bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn,...

ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi đức phật đản sinh

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh là một sự kiện quan trọng của Phật giáo. Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã đi 7 bước chân hoa sen với những ý nghĩa...

Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật, Bồ Tát được thờ vô cùng phổ biến hiện nay. Bộ tượng này còn có tên gọi khác là Di Đà...

Ẩn