Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh là một sự kiện quan trọng của Phật giáo. Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã đi 7 bước chân hoa sen với những ý nghĩa lớn lao, cao thượng, sâu sắc. Đây là lời tuyên bố rằng Ngài là vị Bồ Tát đã đắc đạo Bồ đề trở thành vị Phật thứ 7, thị hiện ở nhân gian, giúp chúng sinh tu tập giải thoát, tìm được hạnh phúc, an lạc, thoát khỏi khổ đau, u mê, lầm lạc.

Tìm hiểu ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Trong lịch sử của Phật giáo, Thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) – con của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maya (Ma-da) là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc nhỏ. Ngài chào đời vào năm 624 TCN tại một tiểu lục địa của Ấn Độ. Ở thời khắc vừa sinh ra, Ngài đã đi 7 bước hoa sen, điều mà một đứa trẻ bình thường không thể làm được.

Sau này khi trưởng thành, Ngài quyết định rời xa cung vàng điện ngọc, lựa chọn ra đi để tìm chân lý, giúp chúng sinh nhìn thấy được con đường giải thoát. Trải qua quá trình tu khổ hạnh liên tục trong 6 năm cùng với suốt 49 ngày ngồi bên dưới cây Bồ đề để thiền thì cuối cùng Đức Phật đã có được trí tuệ siêu việt, đạt được thành quả Chánh Đẳng Chánh Giác, trở thành bậc Thầy dẫn dắt trời và người.

“Bảy đoá sen vàng nâng gót ngọc

Ba ngàn thế giới đón Như Lai”.

ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi đức phật đản sinh
Đức Phật đản sinh được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Phật giáo

1. Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo

Hoa sen là loài hoa được nhắc đến rất nhiều trong Phật giáo, đặc biệt là trong Kinh điển Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền. Mặc dù mọc từ bên dưới bùn lầy nhưng loài hoa này vẫn vươn lên kiên cường, mạnh mẽ, toả ngát hương thơm và mang đến cho đời vẻ đẹp tinh khiết nhất. Ngoài ra, hình ảnh hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” còn mang ý nghĩa là tượng trưng cho sự thanh tao, bất nhiễm.

Hoa sen được nhận xét là có 5 điều độc đáo, không chỉ là từ sự khen gợi của Đức Phật mà còn được nhắc đến rất chi tiết trong Kinh Pháp Hoa. Một là có gương, có thể hiểu như nhân quả đồng thời. Hai là vẫn có thể giữ được sự tinh khiết, sạch sẽ, thơm tho, không bị vấy bẩn kể cả khi sinh trưởng từ bùn lầy. Ba là cọng bông không nằm chung vị trí với cành lá mà được gốc tách riêng. Bốn là không bị “quấy rầy” bởi sự bu đậu từ ong bướm. Năm là không bị con người sử dụng để làm trang điểm.

Bên cạnh đó, hoa sen còn sở hữu 8 đặc tính tuyệt diệu, lần lượt là không nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên dung, thanh lương, hành trực, ngẩu không và bồng thực. Cụ thể như sau:

  • Không nhiễm: Hoa sen vẫn giữ nguyên được sự tinh khiết, thanh tao, thơm tho khi sinh trưởng trong môi trường bùn lầy nhơ hôi. Đây là hình ảnh ẩn dụ không bị nhiễm ô khi sống giữa thế gian.
  • Trừng thanh: Có thể dịch là lóng trong, mang ý nghĩa là ở những nơi có hoa sen mọc nước không bị vẩn đục. Hình ảnh ẩn dụ này chỉ sự tươi mới được đem đến cho thế gian.
  • Kiên nhẫn: Trong các loại hoa, hoa sen được xếp vào túc căn thảo, từ rể củ bắt đầu nẩy mầm và vươn lên khỏi bùn lầy khoe sắc khoe hương. Điều này được ví như đức tính nhẫn nhục của con người.
  • Viên dung: Hoa sen gồm rất nhiều bộ phận, riêng ở phần bông có những cánh sen bao bọc gương sen, vừa tròn trịa, vừa đẹp mắt. Đây là hình ảnh đại diện cho tánh giác ngộ bên trong mỗi chúng sinh.
  • Thanh lương: Trong một năm có bốn mùa, hoa sen chọn nở giữa tiết trời nóng bức nhất là mùa hạ, nhưng vẫn rất đẹp, đủ sắc và hương. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng, có thể hiểu là sự nghịch lưu ở giữa cuộc sống.
  • Hành trực: Hoa sen mọc ngay thẳng, không xiêu quẹo, tượng trưng cho sự ngay thẳng trong thân – tâm mỗi người.
  • Ngẩu không: Bên trong ruột của thân hoa sen trống rỗng, mang hàm ý chỉ dạy con người nên học đức tính buông xả và không nên cố chấp.
  • Bồng thực: Khi hoa sen nở, bên trong là gương sen với những hột sen đầy ắp, điều này khác biệt với những loại hoa khác khi chúng chỉ kết nụ, thành trái, có hột,… khi đã hoa đã tàn. Có nghĩa là luôn có sự song hành giữa nhân và quả.
ý nghĩa hoa sen trong phật giáo
Hoa sen là loài hoa mang vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao, bất nhiễm và có nhiều ý nghĩa đặc biệt

2. Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen của Đức Phật khi đản sinh

Trong truyền thống Phật giáo có một sự kiện đặc biệt là Đức Phật đản sinh và khi Ngài chào đời đã đi 7 bước chân, bên dưới mỗi bước chân là một đoá hoa sen nở rộ, hình ảnh này được cho là mang rất nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, con số 7 còn biểu thị cho 7 Đức Phật đang ngụ ở thế giới Ta Bà, bao gồm 3 Đức Phật trong kiếp quá khứ và 4 Đức Phật trong kiếp hiện tại (theo Kinh Sơ Đại Bổn Duyên trong Trường Bộ Kinh).

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là Đức Phật thứ 7 ở cõi Ta Bà giáng sinh giáo hoá chúng sinh, 6 Đức Phật còn lại lần lượt là Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Xá Bà, Đức Phật Câu Lưu Tôn, Đức Phật Câu Na Hàm, Đức Phật Ca Diếp. Do đó, khi Ngài đi đến bước chân hoa sen thứ 7 tượng trưng cho chính mình đã dừng lại đọc bài kệ “Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn, Nhứt thiết chúng sinh, Giai hữu Phật tính”.

Mặt khác, số 7 trong Kinh Hoa Nghiêm là sự bao hàm toàn thể vũ trụ, có trong – ngoài, phải – trái và không thiếu trên – dưới – chính giữa, bao gồm cả những vật địa hạt nhỏ nhất (vi trần) đến các vật địa hạt rất lớn (núi Tu Di). Trong Phật học, số 7 có những pháp số là thất đại (thuỷ, phong, kiến, địa, hoả, không và thức), thất chúng (tỳ-kheo, thức-xoa-ma-na, sa di ni, ưu bà di, tỳ-kheo ni, sa di và ưu bà tắc), thất thánh quả (tư-đà-hàm, A-la-hán, Bồ tát, tu-đà-hoàn, a-na-hàm, Duyên giác, Phật), thất thánh tài (tấn, tàm quý, xả, tín, giới, văn và huệ), thất Phật, thất bồ đề phần (tinh tấn, khinh an, định, trạch pháp, hỷ, niệm).

Trong triết học Đông Phương, dựa theo 7 nguyên lý về không gian – thời gian, biểu tượng của sự hoàn hảo nhiếp thâu tất cả vũ trụ được cho là con số 7. Số 7 cũng được nhắc đến trong thánh Kinh, nếu như 6 ngày trong tuần Thiên Chúa đã dành toàn bộ thời gian của mình để sáng tạo vũ trụ, muôn loài, riêng ngày thứ 7 Ngài sẽ để bản thân nghỉ ngơi. Đối với người Do Thái, số 7 đại diện cho sự thông minh và trong truyền thống của họ, mỗi năm sẽ có 7 ngày Thánh lễ lớn.

Quay lại sự kiện Đức Phật đản sinh, sự kiện này đã được đánh dấu thông qua tiến trình Ngài đi 7 chân hoa sen và được đề cập đến trong nhiều kinh Phật như Kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Diệu Pháp, Kinh Thái Tử Thuỵ Ứng Bản Khởi,… Điều này cũng giúp giải đáp được Đức Phật sinh ra đi mấy bước mà rất nhiều người thắc mắc. Và trong phạm vi bài viết, Pháp Âm Nguyên Thuỷ cũng sẽ chia sẻ chi tiết hơn về ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh.

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh
Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh được ghi chép trong nhiều tài liệu, kinh Phật khác nhau

Bước chân hoa sen thứ nhất

Khi Đức Phật đản sinh, đi bước chân hoa sen đầu tiên, Ngài đã nhìn về phía Đông – hướng mặt trời mọc để chiếu rọi ánh sáng khắp thế gian. Điều này mang ý nghĩa là Ngài muốn biểu thị với chúng sinh mình là một bậc Đạo sư tối thượng, có thể soi đường dẫn lối cho chúng sinh, đồng thời cũng là ánh sáng từ trí tuệ cao quý, có thể mang tới cho chúng sinh ở đời hiện tại đến vô lượng kiếp sau này.

Trong các tài liệu được ghi chép lại, Đức Phật đã chứng đắc đạo quả về Vô thượng Bồ đề và trở thành một vị Phật toàn giác. Mọi sự ở thế gian, Ngài đều thấu tỏ. Ngài có 49 năm thuyết Pháp, Ngài có sự giác biết chính xác những chân lý cuộc đời cùng với con đường thoát khổ. Do đó, bản thân Ngài đã có được ánh sáng từ trí tuệ siêu việt, Ngài muốn dùng nó để có thể giúp chúng sinh tìm được con đường có thể giải thoát và có được sự an vui trong cuộc sống.

Bước chân hoa sen thứ hai

Đến bước chân hoa sen thứ hai, Đức Phật đã đổi hướng nhìn về phía Nam với mong muốn tạo ra ruộng phước an lành. Ngài cho rằng, chúng sinh muốn giải thoát cần có cả trí tuệ và phước đức, nếu chỉ có một trong hai là không đủ, sẽ giống như chim chỉ có một cánh, không thể vỗ cánh bay lên trời cao. Vì vậy, khi có được ruộng phước, chúng sinh sẽ có thể nương nhờ vào đó để gieo hạt, gặt hái.

Tài liệu Phật giáo có nhắc rằng, Đức Phật chính là một trong những bậc Đại Giác Lưỡng Túc Tôn. Trong quá khứ, Ngài đã dùng cách Ba-la-mật có từ vô thỉ kiếp để huân tập tu thành công hạnh nhẫn nhục. Từ cung vàng điện ngọc đến vợ đẹp, con ngoan, thậm chí là cả những bộ phận quan trọng của cơ thể như mắt, mũi, lưỡi, tai,… cũng được bố thí. Ngài mong muốn là chúng sinh có thể thông qua phát huy trí tuệ và sự hiểu biết về quán chiếu nhìn vào bên trong lòng thực tại một cách sâu sắc mà có thể quy hướng về được nghiệp nhân tốt lành.

Từ những điều trên, có thể nhận thấy được rõ ràng ý nghĩa bước chân thứ hai trong 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh là biểu thị với chúng sinh có thể xem Ngài chính là một ruộng phước điền tối thắng. Khi Ngài đã thành Phật, nếu đủ nhân duyên cúng dường cho Ngài thì dù ít hay nhiều, là tất cả lòng thành hay chỉ là mảy may đều sẽ nhận lại lợi ích thù thắng như hạnh phúc, sức khoẻ, hồi hướng phước báu,…

Bước chân hoa sen thứ ba

Ở bước chân hoa sen thứ ba, Đức Phật nhìn về phía Tây – hướng mặt trời lặn và đây cũng được xem là nơi an nghỉ tâm thức tuyệt đối. Ngài muốn biểu thị với chúng sinh rằng, đời này của Ngài đã tận và đây sẽ là thân cuối cùng ở vòng luân hồi. Khi Phật pháp được truyền thừa, Ngài sẽ Niết bàn, hoặc cũng có thể hiểu là thân của Ngài sẽ đến cõi vô sanh bất diệt.

Trong kiếp sống này, Ngài đã chứng đắc quả vị Phật và tất cả những ô nhiễm, cấu uế, khổ đau ở trong tâm đã được cắt đứt hoàn toàn. Do đó, Ngài sẽ không còn ở trong vòng lục đạo luân hồi. Và điều này cũng không đồng nghĩa với trí tuệ cùng phước đức của Ngài mất đi, nó vẫn sẽ hiển diện và mỗi ngày chúng sinh đều có thể gieo phước cúng dường.

ảnh Đức Phật đản sinh
Hình ảnh Đức Phật đản sinh đi 7 bước chân hoa sen mang nhiều ý nghĩa trong việc giúp chúng sinh tu tập đạt được sự giải thoát

>> Tham khảo: Top 12+ mẫu tượng Phật Đản Sanh đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Bước chân hoa sen thứ tư

Đức Phật là vị Bồ Tát có trí tuệ siêu việt. Trong quá trình tu tập đạo quả Bồ đề, Ngài ngộ ra chân lý là không có sự sai biệt giữa tâm Phật với tâm chúng sinh. Chúng sinh muốn được giải thoát cần từ bỏ tâm ích kỷ và hẹp hòi, đồng thời thực hành thường xuyên Lục Độ Ba-la-mật dựa theo phát nguyện của Bồ tát Địa Tạng và khi đạt được hạnh nguyện thì nên tiếp tục tới hạnh nguyện độ tha để đạt được Phật quả, không nên dừng lại.

Xuất phát từ sự từ bi vô lượng và mong muốn có thể làm gương để chúng sinh nương nhờ, Ngài đã tu tập để đạt được quả vị Vô Thượng Bồ đề và trở thành một vị Phật toàn giác ở kiếp này sau khi trải qua 5 năm liên tục tầm sư học đạo và 6 năm khổ hạnh bên trong rừng già cùng 49 ngày đêm không ngừng thiền định bên dưới cội Bồ Đề. Và đây cũng là ý nghĩa của bước chân thứ tư nhìn về phía Bắc được nhắc đến trong 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh.

Bước chân hoa sen thứ năm

Ở bước chân hoa sen thứ năm, Đức Phật đã chọn nhìn về phương dưới, biểu thị rằng thời khắc Ngài ra đời cũng chính là lúc các loài ma phải hàng phục. Bởi vì phương dưới rất u tối, chất chứa nhiều phiền não chướng, sở tri chướng. Ngoài ra, cám dỗ ngoại ma chịu tác động từ bên ngoài cũng cư ngụ tại đây, khiến chúng sinh vướng phải và rơi vào vòng sanh tử luân hồi.

Đức Phật cho rằng, con đường tốt nhất để binh ma phải thối lui là tu tập. Trong suốt quá trình, Ngài đã xả bỏ được chấp trước nội tâm, ngoại cảnh,… để có thể đạt được chánh quả với thành tựu là “Tứ vô lượng tâm”, hay có thể hiểu là từ – bi – hỷ – xả. Từ đó, hàng phục được mọi ma chướng và trở thành người thầy dẫn đường để có thể giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau đến từ sự sân hận, cố chấp và tham lam.

Bước chân hoa sen thứ sáu

Khi Đức Phật đi bước chân thứ sáu trong 7 bước chân hoa sen vào thời khắc đản sinh, Ngài đã nhìn lên phương trên, biểu thị ý nghĩa Ngài là nơi quy y của người và trời. Ngài sẽ trở thành điểm tựa cho chúng sinh nương nhờ, phát tâm tu tập và ứng dụng trí tuệ Bát nhã, từ đó dẹp trừ được ma chướng, thoát khỏi khổ đau và vòng luân hồi sinh tử.

Đức Phật hiểu rằng, trong quá trình chúng sinh tìm kiếm và đạt được sự giải thoát sẽ không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, không vững ý chí,… nếu không được chỉ đường bởi bậc giác ngộ toàn năng thì sẽ khó thành toàn. Bản thân Ngài có lòng từ bi vô lượng, lại là người cha lành đối với tất cả muôn loài và sẵn sàng vì chúng sinh phát nguyện vị tha nên Ngài muốn truyền nghị lực và sức mạnh, đồng thời dẫn dắt chúng sinh đi đúng đường, không lạc lối, không gục ngã.

Bước chân hoa sen thứ bảy

Trong các tài liệu ghi chép, khi Đức Phật đản sinh, đi bước chân hoa sen thứ 7 thì Ngài đã dừng lại, đưa một tay lên chỉ trời, tay còn lại chỉ đất, đồng thời tuyên bố rằng “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn”, mang ý nghĩa Ngài là bậc tối quý nhất ở cả trên và dưới trời (thiên thượng được dịch là trên trời, thiên hạ là ở bên dưới trời, duy ngã có nghĩa là chỉ có ta và độc tôn có thể hiểu là độc nhất hoặc tôn quý nhất). Tuyên bố của Ngài nhằm mục đích giúp chúng sinh tìm về quy hướng đúng đường và có thể nương tựa đúng nơi.

Tuy nhiên, tuyên bố này của Đức Phật cũng gây ra nhiều tranh cãi. Một số học giả cho rằng, giáo lý Đạo Phật vốn dạy vô ngã vị tha và không kiêu mạn, vậy phải chăng tuyên bố Ngài đưa ra đang đi ngược lại? Sự thật đây được xem là một tuyên ngôn đúng và có giá trị mãi mãi. Một sư phụ đã từng giảng giải, nếu xét về đức và công hạnh thì không ai có thể sánh được bằng Ngài, bao gồm cả Chư Thiên và Phạm Thiên, cho nên Ngài nhận là tôn quý nhất là không sai và không có gì phải hổ thẹn, tuyên bố của Ngài càng không phải là đang kiêu mạn, chung quy là vì mục đích giúp chúng sinh an lạc, đạt được sự giải thoát.

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh
Ở bước chân hoa sen thứ 7 trong thời khắc chào đời, Đức Phật đã nói “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn”

Kết luận lại, 7 bước chân hoa sen Đức Phật đi khi đản sinh đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt, tối thượng. Tìm hiểu về điều này giúp mỗi người có thể hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử Phật giáo với những sự kiện vi diệu, đặc biệt như sự kiện Đức Phật chào đời. Từ đó có thêm niềm tin nương tựa vào Phật giáo nói chung và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng, không ngừng tu tập, gieo trồng nhiều hạt giống phước báu,… để thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, có được sự an vui.

Cùng chuyên mục

ngũ uẩn (năm uẩn) trong phật giáo là gì

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì? Theo các tài liệu được ghi chép, ngũ uẩn bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn,...

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc là một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả Ma Ha Ca Diếc đóng vai trò quan...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật, Bồ Tát được thờ vô cùng phổ biến hiện nay. Bộ tượng này còn có tên gọi khác là Di Đà...

Ẩn