Nữ Tôn Giả Thời Đức Phật Thích Ca Là Ai ?

Vô Lượng Kiếp Thành Phật Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Địa Tạng Bồ Tát Là Ai ? Địa Tạng Và Diêm Vương

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Địa Tạng Bồ Tát Là Ai ? Địa Tạng Và Diêm Vương

Địa Tạng Bồ Tát là ai? Ngài có những hạnh nguyện gì ? Địa Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát với thệ nguyện sâu rộng nhất. Nguyện chứng tất cả chúng sanh thành Phật, Nguyện khi nào địa ngục trống rỗng lúc ấy mới thành Phật.

Địa Tạng Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Bồ Tát có tên hán tự là 地藏 là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh trong cõi địa ngục. Ngài được xem là giáo chủ của cõi U Minh. Địa Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh trong cõi U Minh ở thời mà Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn cho đến khi Phật Di Lặc hạ sinh. Ngài có lời thệ nguyện to lớn “nguyện không chứng quả thành Phật nếu địa ngục chưa trống rỗng”

Địa Tạng Bồ Tát có ý nghĩa là: Địa là sâu rộng, Tạng là chứa. Địa Tạng Bồ Tát chính là chứa hết, chứa đủ tất cả mọi nỗi đau khổ của chúng sanh.

Trong Phật Giáo Đại Thừa thì Địa Tạng Bồ Tát được xem là vị đại Bồ Tát quan trọng nhất. Ngài đứng trong hàng ngũ đại bồ tát gồm : Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát và cuối cùng là Địa Tạng Bồ Tát.

Địa Tạng Bồ Tát hay tên chính xác hơn là Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị giáo chủ luôn tịnh độ chúng sanh trong cõi u minh.

địa tạng bồ tát là ai ?
địa tạng bồ tát là ai ?

Tiền Thân của Địa Tạng Bồ Tát

1.  Quang Mục cứu mẹ

Trong thời kỳ của Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai có một vị thiếu nữ tên là Quang Mục. Nàng là người tướng mạo đoan trang, hiền lành và luôn làm việc thiện tích nhiều công đức. Mẹ của nàng lại là người thường xuyên sát sinh, chửi mắng người và phỉ báng tam bảo. Nên sau khi chết đi mẹ của nàng bị đày đến địa ngục.

Quang Mục biết rằng khi sống bà tạo nhiều ác nghiệp nên khi chết đi sẽ không được đến ở nơi cõi trời. Nàng lấy làm buồn và thương nhớ mẹ của mình. Một ngày nọ có một vị Tỳ Kheo đi ngang, Nàng mời vị Tỳ Kheo đó đến nhà và cúng dường những món ngon. Vị Tỳ Kheo sau khi thọ thực xong bèn hỏi nàng có tâm nguyện gì.

Nàng liền thưa với Tỳ Kheo đó rằng, nàng thương nhớ mẹ và mong muốn biết được nơi thác sanh của mẹ nàng. Vị Tỳ Kheo đó thực chất chính là một vị A La Hán, Ngài đã dùng nhãn thông để xem mẹ của Quang Mục đang ở đâu. Sau đó liền nói với nàng rằng mẹ của nàng hiện đang ở trong cõi địa ngục ác thú. Lúc còn sống bà đã tạo ác nghiệp gì mà tới nỗi bị đọa đày vào cõi này.

Quang Mục khóc nức nở kể lại rằng: Mẹ của nàng khi còn sống thường thích ăn cá trạch, một ngày sát sanh không biết bao nhiêu cá, đồng thời mẹ của nàng còn thường hay chửi mắng người. Nhưng nàng rất mong muốn tích chút công đức để tội nghiệp mẹ của nàng có thể giảm bớt.

Vị A La Hán sau khi nghe nàng nói liền thấy nàng là một người con hiếu thảo. Ông bèn nói rằng ngươi hay tích công đức thỉnh tượng Phật Liên Hoa Mục Như Lai và dát vàng thân y tượng Phật để hồi hướng công đức sẽ được như toại nguyện.

Nàng nghe theo và nhờ một người thợ tạc tượng đức Phật. Nàng đem toàn bộ số châu báu của mình để dát vàng tượng. Vào một ngày nọ Đức Phật hiện thế và cho biết nơi thác sanh của mẹ nàng. Sau đó cho nàng tới nơi địa ngục xem thử. Nàng thấy đau xót cho mẹ và phát lời thệ nguyện vì mẹ, vì chúng sanh đem toàn bộ công đức cúng dường chỉ đổi lấy tịnh độ chúng sanh trong cõi địa ngục.

Sau lời thệ nguyện thì mẹ của nàng cũng được giải thoát và trở về cõi trời. Quang Mục được Đức Phật thọ ký và trở thành Địa Tạng Bồ Tát.

2. Ngài chính là một vị vua

Vào thời kỳ Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai có một vị vua luôn một lòng hướng Phật. Ngài thường đem những thứ trân quý như hoa thơm, thức ăn ngon dâng lên đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai để tích công đức. Tuy nhiên thần dân của Ngài lại mị tà thường nghe lời kẻ xấu mà phỉ báng Phật pháp cũng như đi theo tà thuật tạo ra nhiều ác nghiệp.

Chúng dân tham sân si đều có đủ cả. Vì thương thần dân của mình nên vị vua đã nguyện đem công đức của mình mà cúng dường lên đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai và phát lời thệ nguyện rằng. Nguyện chứng quả Bồ Tát và phổ độ chúng sanh thành Phật. Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai sau khi nghe được lời thệ nguyện đó rất vui mừng mà thọ ký ngài lên làm Bồ Tát Địa Tạng sẽ cứu vớt tất cả chúng sanh.

3. Ngài là một vị trưởng giả

Trong muôn ức về trước Ngài chính là một vị trưởng giả. Trong một lần được diện kiến và thấy kim thân của Đức Phật. Lúc ấy ngài vô cùng kính phục và ước nguyện rằng mình cũng có thể tu thân như vậy. Lúc ấy  Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nói rằng “để có thân tướng tốt đẹp như vậy thì cần tu ở hằng sa kiếp, độ hóa chúng sanh đang bị khốn khổ”

4. Ngài là một nữ nhân thuộc dòng Bà La Môn

Thủa xưa từ muôn kiếp về trước, Thời Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai có một nữ nhân dòng Bà La là người chăm chỉ làm việc thiện và hay cúng dường tam bảo. Tuy nhiên nàng có mẹ thường xuyên làm nhiều điều ác, không những thế bà còn thường phỉ báng Tam Bảo. Lúc đó nàng ra sức khuyên can nhưng bà thường mỉa mai và chế giễu nàng.

Khi chết đi bà bị đày xuống địa ngục, tại đây bà chịu mọi loại thống khổ. Lúc này nàng đứng trước tượng Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà khẩn nguyện rằng, xin mọi công đức đem cúng dường lên đức Phật, và thỉnh Phật cho nàng được biết mẹ nàng đang thác sanh nơi đâu. Lúc này Phật cảm động trước lòng hiếu thảo của nàng và cho nàng biết rằng nhờ công đức của nàng nên mẹ nàng đã được thác về nơi cõi trời.

Nàng cảm tạ Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai và lập thệ nguyện rằng nàng sẽ vì tất cả mọi chúng sanh đang có tội phải chịu nỗi đau thống khổ trong địa ngục có thể được tịnh độ để giải thoát. Đức Phật liền thọ ký nàng trở thành Bồ Tát và sau khi được thành nguyện nàng sẽ trở về với cõi Phật.

địa tạng bồ tát là ai ?
địa tạng bồ tát là ai ?

5. Tiền Thân là Thái Tử

Trong Phật Pháp Trung Quốc và Hàn Quốc có ghi chép rằng, Ngài Địa Tạng Bồ Tát vốn có thực thể tại nhân gian. Vào năm 696 TL, tại nước Tân La (ngày nay chính là Nam Hàn) có một vị thái tử tên Kim Kiều Giác.

Từ nhỏ Thái Tử được sống trong nhung lụa vàng son nhưng ngài luôn chọn lối sống giản dị, mộc mạc. Ngài thường thích đọc rất nhiều loại sách, Tuy nhiên sau khi đọc sách của Phật giáo thì Ngài cảm thán rằng tất cả mọi loại sách trên thế gian này không thể vượt qua được Phật Pháp.

Sau đó ngày xuất gia đi tu, Ngài Ndchọn những nơi thanh tịnh và cuối cùng Ngài dừng chân tại núi Cửu Hoa Sơn. Lúc đi Ngài có dắt theo một con chó trắng (đây chính là thần thú bên cạnh Địa Tạng Bồ Tát sau này).

Ngài đang tu hành ở đây thì bỗng một ngày nọ, một con rắn nhỏ xuất hiện và cắn vào chân Ngài. Tuy nhiên, Ngài vẫn tĩnh lặng dường như rắn nhỏ cắn không nề hà gì. Một lúc sau có một người phụ nữ tuyệt đẹp đến trước ngài mà tạ lỗi. Sau đó bà đem đến cho Ngài thuốc chữa và xin đền đáp bằng một dòng suối nhỏ bên cạnh nơi Ngài tu hành. Kể từ đó về sau Ngài không còn phải vất vả xuống núi để lấy nước.

Ngài tu hành trên núi Cửu Hoa Sơn được 75 tuổi và thọ 99 tuổi thì nhập niết bàn. Tương truyền rằng Ngài nhập niết bàn 3 năm nhưng nhục thân của ngài vẫn tự nhiên như thể đang ngủ.

địa tạng bồ tát là ai ?
địa tạng bồ tát là ai ?

Hình Tướng Địa Tạng Bồ Tát

Tượng Địa Tạng Bồ Tát thường ngồi trên đài sen, hoặc ngồi trên lưng của linh thú đầu có sừng.

Ngay trong tiền thân của Người là Kim Kiều Giác cũng từng nhắc đến việc ngài dắt theo một con chó trắng. Sau này khi nhập Niết Bàn và tu ở Bồ Đề Tát Đỏa, thì linh thú này cũng đi theo và hỗ trợ đắc lực cho ngài trong việc phổ độ chúng sanh.

Tương truyền rằng linh thú một sừng này có thể nhận biết được thật giả, đúng sai và ngay cả trong lời nguyện cầu của chúng sanh cũng có thể nhận biết được đó là gian dối hay thật lòng. Có linh thú đó dường như Bồ Tát Địa Tạng có thể dễ dàng hơn trong việc tịnh độ và giáo hóa chúng sanh.

Pháp khí thường thấy của ngài là tích trượng và ngọc như ý. Tích trượng có tác dụng khai mở cánh cửa địa ngục. Ngọc như ý hay cầu như ý có tác dụng chiếu sáng khắp mọi nơi tối tăm của cõi địa ngục luân hồi.

địa tạng bồ tát là ai ?
địa tạng bồ tát là ai ?

Địa Tạng Bồ Tát có Phải đường Tăng

Địa Tạng Bồ Tát không phải Đường Tăng trong tác phẩm Tây Du Ký. Địa Tạng Bồ Tát được công nhận trong giáo hội Phật giáo và Ngài được biết đến chính là vị đại Bồ Tát hay là vua của các Bồ Tát.

Đường Tăng trong Tây Du Ký sau khi trải qua nhiều kiếp nạn thì được chứng đắc thành Phật. Mặc dù diện mạo khá giống với Địa Tạng Bồ Tát, tuy nhiên đây 2 là vị hoàn toàn khác nhau

địa tạng bồ tát và đường tăng
địa tạng bồ tát và đường tăng

Địa Tạng Bồ Tát có phải Mục Kiền Liên Tôn Giả

Trong rất nhiều hình tướng, đặc biệt là ở thế đứng giáo hóa. Địa Tạng Bồ Tát thường bị nhầm lẫn với Mục Kiền Liên.

Mục Kiền Liên Tôn Giả chính là thị giả đi theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong Phật Pháp có nói rằng, đây là vị có thật trong lịch sử. Mục Kiền Liên cũng là một vị có tấm lòng hiếu thảo và được Đức Phật chỉ phương pháp cứu mẹ trong địa ngục. Vào ngày 15/7 hàng tháng được xem là ngày Vu Lan Báo Hiếu. Ngày này chính là ngày mà Mục Kiền Liên kêu gọi mọi chúng sanh hướng đến để cúng dường và cầu mong phước lành tới cho cha mẹ

=> Xem thêm: Phật Thích Ca Mâu Ni là ai ?

Mục Kiền Liên vốn là vị tỳ Kheo. Chưa chứng Bồ Tát nên trên đầu thường không đội mão, để xuất gia theo đúng tỳ kheo nhà Phật. Trên tay cầm tích trượng và tay còn lại bắt ấn hoặc cầm theo một chiếc bát (điển tích về bát cơm đây mang xuống địa ngục cứu mẹ).

địa tạng bồ tát và mục kiền liên tôn giả
địa tạng bồ tát và mục kiền liên tôn giả

Địa Tạng Bồ Tát và Diêm Vương

Địa Tạng Bồ Tát được coi là giáo chủ của cõi địa ngục. Nơi mà người sẽ tịnh độ cho mọi loài chúng sanh. Địa Tạng Bồ Tát sau khi độ hết chúng sanh trong địa ngục sẽ trở thành Phật

Diêm vương: chính là người cai quản địa ngục. Tuy nhiên Địa Tạng Bồ Tát là vị chứng đắc Tát Đỏa Bồ Đề có pháp lực và thần lực cao hơn Diêm Vương rất nhiều. Diêm vương phụng sự và làm các công việc liên quan đến sinh thời mắc lỗi lầm gì, xuống địa ngục sẽ chịu khổ đau đó. Còn Địa Tạng Bồ Tát với hạnh nguyện sâu rộng sẽ giáo hóa và thức tỉnh chúng sanh chịu ác nghiệp nhận ra được lỗi lầm và tu tâm trở thành Phật.

địa tạng bồ tát và diêm vương
địa tạng bồ tát và diêm vương

Địa Tạng Bồ Tát là nam hay nữ

Như trong tiền thân của Đức Địa Tạng thì có kiếp người là thân nam, nhưng có kiếp lại là thân nữ. Trong vô số kiếp ở cõi trần thì hạnh nguyện của ngài vẫn là tịnh độ chúng sanh ở địa ngục.

Chính vì vậy hình tướng của ngài thường xuất hiện giống một vị tỷ khâu phương Đông. Tay cầm tích trượng, tay cầm cầu như ý.

địa tạng bồ tát là ai ?
địa tạng bồ tát là ai ?

Cùng chuyên mục

Phật Thích Ca là ai ?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật Thích Ca là ai? Và người có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có quãng thời gian tu...

tượng Phật Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp....

7 thủ ấn quan trọng của phật giáo

Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo

Thủ ấn Phật (Mudra) là các tư thế tay khác nhau của Phật mà ta thường được thấy trong tranh ảnh hoặc tượng Phật. Không phải tự nhiên mà Phật...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

Đại Lễ Phật Đản Vesak diễn ra tại Thái Lan năm 2023

Ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Tại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Đại lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trong của Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới. Tại Giáo Hội Phật Giáo, Chương trình được tổ chức với...

Ẩn