Vô Lượng Kiếp Thành Phật Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Trong hầu hết các câu chuyện về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì đại đa số chúng ta thường nghe đến cuộc đời từ lúc nhỏ đến lúc tu hành của Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Tuy nhiên, chúng ta chưa từng nghe đến ở các đời kiếp khác Ngài đã từng làm những gì để tu hành. Tiền Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng trải qua rất nhiều quá trình tu mới đạt được thành tựu chánh đẳng chánh giác như hiện nay chứ không phải tự nhiên mà có.
Vào thời Đức Phật còn tại thế, cũng có một vị tôn giả từng đưa ra câu hỏi này. Lúc đó tôn giả An Nan cũng đem những suy tư của mình ra đặt câu hỏi với Đức Phật. Thưa Đức Thế Tôn, Ngài sinh ra trong cung điện, sống trong nhung lụa những năm đầu đời, Sau đó Ngài chọn cách tu dưới gốc cây bồ Đề mà đạt được giác ngộ. Vậy thì chứng quả Phật liệu có phải đạt được dễ dàng quá ?
Đức Phật cười và nói với A-nan rằng: ta tin rằng, có rất nhiều người cũng từng có những suy nghĩ như ngươi. Nay ta đưa cho ngươi một ví dụ.
Thủa xưa, trong một ngôi làng nọ có một vị trưởng giả giàu có. Ông ta dường như có tất cả mọi thứ ngọc ngà châu báu nhưng trong số đó chỉ thiếu viên ngọc bội chân châu. Cho rằng số ngọc ngà châu báu đó là chưa đủ nên ông ta nhờ người cùng xuống biển để tìm thêm châu báu. Phải nói rằng chặng đường để đến được vùng biển có châu báu vô cùng gian nan, gặp cướp, gặp thú, đói rét và bệnh tật. Trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nên ông mới tìm được đến nơi có viên ngọc bội chân châu.
Mà muốn lấy được viên chân châu trong con sò đó bắt buộc phải dùng máu của chính mình để lấy. Ông liền dùng màu của mình bỏ vào trong một túi nhỏ, lặn xuống biển, con sò khi nghe thấy được mùi màu liền đến, lúc đó mới bắt được nó để lấy ngọc. Quá trình kể thì thấy rất nhanh, tuy nhiên để đạt được nó thì ông đã phải tốn mất 3 năm.
Lúc trở về ông đi ngang qua một hòn đảo, trong lúc ghé vào lấy nước ngọt. Những người bạn đi cùng ông liền sinh lòng tham, chúng tụ tập lại và tìm cách giết ông để chiếm được số ngọc ngà châu báu đó. Trong lúc đang lấy nước ngọt thì chúng liền xô ông xuống giếng và lấp lại.
Ông những tưởng rằng cuộc đời của mình sẽ chấm dứt tại đây, thì một hôm tình cờ có một con sư tử đi ngang, nó đi vào bên hông để tìm nước uống. Ông vô cùng sợ hãi nhưng cũng không phát ra tiếng động tránh làm con sư tử để ý. Cũng từ đó mà ông tìm được đường ra men theo lối mà con sư tử đó đã vào.
Khi trở về nhà, ông liền cho gọi những người bạn đồng liêu kia tới. Bọn chúng khi biết được rằng ông chưa chết liền sợ hãi mà giao nộp toàn bộ số ngọc châu mà chúng đã cướp được đưa trả lại cho ông.
Từ đó viên chân châu ngọc bội đã được thêm vào trong số ngọc ngà châu báu của ông. Những đứa trẻ trong nhà cũng rất vui vẻ. Chúng líu rít nói chuyện với nhau. Trong câu chuyện đó đứa nhỏ nhất nói rằng viên ngọc bội chân châu này được sinh ra từ trong túi của em. Người anh lại nói nó được sinh ra từ trong túi châu báu của nhà mình.
Lúc đó ông liền bật cười, bà vợ khi thấy ông cười thì liền hỏi tại sao lại cười ?
Ông đáp: Viên ngọc bội chân châu này ta phải rất khó khăn mới có được, vượt qua muôn trùng bể, đến được nơi lấy ngọc, lại có khi phải đánh đổi cả tính mạng để giữ ngọc. Các con chỉ thấy được rằng ta lấy nó từ trong túi ra chứ đâu thấy được quá trình ta có nó.
Đức Phật khi kể xong câu chuyện liền chỉ dạy cho tôn giả A- Nan rằng:
Các ngươi chỉ thấy được quả hạnh của ta được chứng dưới gốc cây bồ đề mà không biết được rằng trong vô lượng kiếp khác, ta siêng năng, chịu cực khổ , tu hành bồ tát đạo thì đến nay mới có những thành tựu đó. Các ông nghĩ rằng việc chứng quả thành Phật cũng dễ dàng như đứa bé lấy ngọc từ trong túi đó hay sao ?
Để chứng được quả Bồ Đề, chứng được chánh đẳng chánh giác thì người tu hành cần bỏ ra rất nhiều sức lực, trí tâm của mình luôn hướng về tu đạo mới có được thành quả. Mọi thứ lười biếng, chuyên hưởng thụ sẽ không có được thành quả đâu.
Thực vậy, trong các sách kinh Phật cũng từng nhắc đến muôn ngàn kiếp của Đức Phật từng phát lời thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Có kiếp người dùng thân mình để hiến cho cọp đối, có kiếp lại dùng thân mình để nhảy vào lửa xin cầu đạo, lại có kiếp Người làm một loài cá biển rất lớn để cứu đói cho những người dân đang lâm vào bể khổ.
Trong vô lượng kiếp đó, mỗi kiếp Ngài đều hóa thân thành những chúng sanh khác nhau để cứu vớt và phổ độ cho các chúng sanh khác. Và đến khi công đức được viên mãn, ở kiếp cuối cùng Ngài mới đắc thành Phật. Thế cho nên chúng ta cũng nương theo những điều răn dạy của Người, phải luôn sống và tịnh tâm trong chính kiếp này, đạt được những thành tựu trong kiếp để để tích những phước báu vô lượng cho đời kiếp sau.