Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên đối với những Phật tử Nam Tông, Đại lễ dâng y Kathina có một ý nghĩa vô cùng to lớn, không thể thay thế.

Nguồn gốc hình thành của lễ dâng y Kathina

Theo truyền thống Phật giáo Nam Tông, Đại lễ dâng y Kathina diễn ra sau ba tháng an cư kiết hạ ( từ 16 tháng 9 âm lịch kéo dài đến 15 tháng 10 âm lịch). Kathina ở đây không có nghĩa là y áo hay dâng y, mà trong tiếng Pali được hiểu là sự vững bền, chặc chẽ. Theo giải nghĩa của tiếng Phạn, Kathina có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo.

ý nghĩa lễ dâng y Kathina
Đại lễ dâng y Kathina diễn ra vào ngay sau khi kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với các tín đồ Phật giáo Nam tông

Nguồn gốc cho lễ dâng y Kathina được ghi chép lại trong bộ Đại phẩm của Luật tạng như sau:

“Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại Đại tự viện Jetavana của ông Anāthapiṇḍika gần kinh thành Sāvatthi. Lúc bấy giờ, một nhóm ba mươi vị Tỳ kheo của xứ Pāvā có ý định đến đảnh lễ với Đức Thế Tôn. Tuy nhiên, khi chỉ mới đến xứ Sāketa lại rơi vào ngày 16/6 âm lịch (tức ngày an cư ba tháng mùa hạ cố định tại một nơi). Vậy nên các vị đành phải tạm ngưng cuộc hành trình đi đến thành Sāvatthi, an cư ba tháng mùa mưa tại xứ Sāketa.

Trải qua ba tháng màu hạ (tức là kết thúc vào ngày 15/9 âm lịch), sau khi cử hành xong lễ Pavāranā (lễ Tự tứ), hôm sau các vị tiếp tục cuộc hành trình của mình. Vì là cuối mùa mưa nên trời vẫn còn lất phất, trên mặt đất còn đọng những vũng nước đầy, đường xá lầy lội. Bộ y trên người các vị Tỳ kheo bị nước mưa thấm ướt đẫm và bám đầy sình lầy, thân mình chịu nhiều vất vả để đến được Đại tự viện Jetavana đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Trông thấy các vị Tỳ kheo, Đức Thế Tôn đã hỏi thăm các vị sức khỏe có khá không? Mọi chuyện của chuyến đi có được tốt đẹp hay không? Nghe vậy, các Tỳ kheo đã thuật lại cuộc hành trình của mình với Ngài.

Khi ấy, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tế độ cho 30 vị Tỳ kheo, sau khi nghe thuyết pháp, cả 30 vị đều chứng đắc Thánh A-la-hán. Sau đó, Đức Phật có dạy rằng: Này chư vị Tỳ kheo, Như Lai cho phép các vị Tỳ kheo sau khi hoàn thành ba tháng an cư mùa hạ được phép thọ y Kathina. Khi đã thọ y Kathina, các Tỳ kheo sẽ được hưởng năm đặc ân:

  • Thứ nhất: Khi được thỉnh mời, vị Tỳ kheo ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ kheo khác biết.
  • Thứ hai: Vị Tỳ kheo ấy không giữ gìn đủ tam y.
  • Thứ ba: Vị Tỳ kheo ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ kheo trở lên), dù thí chủ gọi lên vật thực ấy.
  • Thứ tư: Vì Tỳ kheo thọ nhận y du (ngoài tam y) cất giữ quá 10 đêm.
  • Thứ năm: Y phát sinh nơi nào, Tỳ kheo được phép thọ nhận tại nơi ấy.

Sau khi chư tăng đã làm xong lễ thọ y Kathina, Tỳ kheo nào nói lên lời hoan hỷ thọ y Kathina, không thay đổi chỗ ở, dù đi bất kỳ nơi nào tâm vẫn lưu luyến, ràng buộc với nơi đã thực hiện an cư mùa hạ. Thì vị Tỳ kheo ấy sẽ được hưởng 5 đặc ân ấy trong suốt 5 tháng, kể từ ngày 16/9 âm lịch cho đến tháng 2 năm sau là hết hạn quả báu Kathina.

Trong trường hợp Tỳ kheo không làm lễ thọ y Kathina, cũng không thực hiện lễ hoan hỷ y Kathina của chư tăng, thì vị Tỳ kheo ấy chỉ được hưởng 5 đặc ân ấy trong vòng 1 tháng là hết hạn quả báu.”

Qua đó, có thể thấy truyền thống thực hiện lễ dâng y Kathina của Phật giáo Nam Tông đã có từ thời kỳ Đức Phật tại thế cho đến nay, mang một ý nghĩa to lớn đối với việc tu học Tỳ kheo.

Ý nghĩa của lễ dâng y Kathina

Như đã đề cập đến ở phần trên, Kathina được hiểu theo nghĩa vững chắc, bền chặt ngụ ý nói đến 5 quả báu được các Tỳ kheo duy trì trong suốt những tháng Kiết hạ. Bên cạnh đó, Kathina còn được hiểu theo nghĩa thực tế là khung gỗ dùng để căng vải được Đức Phật cho phép sử dụng để may y sa cho các Tỳ Kheo. Theo thời gian, Kathina được hiểu là tên gọi của tấm y dùng để dâng lên các vị Tỳ Kheo sau khi họ đã hoàn thành tinh tân sau 3 tháng tu tập an cư mùa hạ.

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina
Lễ dâng y Kathina không chỉ ý nghĩa khích lệ các chư tằng sau mùa an cư kiết hạ mà còn là sự gửi gắm niềm tin của các Phật tử

Đại lễ dâng y Kathina của Phật giáo Nam tông là một ngày hội không thể thiếu của Phật tử trong mùa an cư Kiết hạ. Lễ dâng y Kathina mang ý nghĩa khích lệ tín đồ Phất tử phát dương những hành động thiện nguyện, thực thi đại hạnh bố thí. Tri ân công đức của Đức Thế Tôn, của Tam Bảo và công đức của hàng Phật tử đã hộ trì Phật pháp. Đây còn được xem như lời nhắc nhở quý Phật tử dù là tu hành tại gia hay đã xuất gia đều phải nhớ về công đức của đàn tín.

Các Phật tử dâng y Kathina ngoài mục đích tưởng nhớ về nghi thức Phật chế, còn là cách để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với những tăng y đã xuất gia.

Dâng y Kathina không chỉ là phương thức để tạo nên nhiều thuận duyên cho Phật tử tại gia, mà đối với những tăng chúng, việc thụ y cũng mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Đầu tiên, đối với việc thụ y đúng thời, đúng pháp chính là một thắng duyên cao cả của chư tăng sau màu an cư. Ngoài ra, việc thụ y đúng pháp sẽ giúp sinh công đức, đồng nghĩa với đó là việc thụ y không đúng chuẩn sẽ dẫn đến việc sinh nghiệp chướng, gặp quả báo về sau.

Ý nghĩa của lễ dâng y Kathina còn mang điềm ý chỉ nhắc nhở chư tăng tránh những việc thụ hưởng sai lầm, sẽ làm ảnh hưởng đến tăng đoàn, vừa gây nguy hại cho bản thân mà còn làm liên lụy đến những người khác.

Đối với Phật tử, Đại lễ dâng y Kathina là dịp mọi người có thể cùng nhau tập trung tại ngôi chùa nơi có chư tăng nhập hạ để cùng nhau trau dồi Phật pháp, nuôi dưỡng tâm hồn, bày tỏ lòng thành kính hướng đến tam bảo. Là khoảng thời gian để bản thân có thể chậm rãi nhìn lại bản thân, thanh lộc tinh thần để thành kính hướng về Đức Phật và chư tăng.

Theo quan niệm của những tín đồ Phật giáo, Phật tử dâng y Kathina cúng dường đến các chư tăng là một hành động gieo tạo duyên lành, vun đắp phước báu. Khi đã làm nhiều việc thiện, tích được những phước báu thì đến kiếp sau sẽ được an nhiên và tốt đẹp.

Đặc trưng của lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam tông

Đại lễ dâng y Kathina là lễ hội Phật giáo đặt trưng của hệ phái Nam tông nên sẽ không tránh khỏi có những quy định và đặt trưng riêng. Việc dâng cúng y Kathina phải tuân thủ nghiêm về thời gian và hình thức dâng y để bảo tồn được cái hồn cũng như ý nghĩa cao cả của lễ hội này. Vậy nên, dâng y Kathina có những đặt trưng riêng biệt như:

Đầu tiên, vị Tỳ kheo thụ y sẽ không được ngỏ lời về tấm y Kathina. Dựa vào những ghi chép còn lưu giữ, Đức Phật đã quy định: vị Tỳ kheo không được xin hoặc ngỏ ý yêu cầu Ca-sa từ những gia chủ, chỉ ngoại trừ đó là quyến thuộc hoặc những người đã ngỏ lời cúng dường với vị Tỳ kheo ấy trước. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp với tấm y Ca-sa thường, đối với tấm y được sử dụng với mục đích làm y Kathina cho các chư tăng, Tỳ kheo thì không được ngỏ lời yêu cầu. Tấm y Kathina đòi hỏi phải được thanh tịnh hoàn toàn thì việc thọ y của chư tăng Tỳ kheo mới được công nhận thành tựu.

lễ dâng y Kathina
Theo luật Tứ phần, tấm y có được do sự tà mạng, do lời nói gợi ý hoặc ra dấu trước để thí chủ dâng cúng đều không thể thọ y Kathina được.

Thứ hai, việc dâng cúng y Kathina là dâng cúng đến tập thể chư tăng. Vậy nên, thực hiện dâng y không phải Phật tử muốn dâng cúng lúc nào, như thế nào cũng được. So với việc dâng cúng y Ca-sa bình thường, y Kathina đòi hỏi nhiều thủ tục và quy định ràng buộc hơn.

Nếu ở dâng Ca-sa, gia chủ có thể dâng cúng đến vị tăng hoặc ngôi chùa nào mình tôn kính, tịnh tín đều được, không phải chịu ràng buộc gì. Nhưng với y Kathina, việc dâng cúng ở đây hướng đến tập thể, đến chư tăng chứ không phải một cá nhân riêng biệt nào. Y Kathina khi được dâng cúng sẽ được dâng lên sẽ được chư tăng quyết định chọn ra một vị Tỳ kheo đại diện thọ nhận, phước báu sẽ mang ý nghĩa cao cả, thù thắng hơn.

Thứ ba, về việc dâng cúng y Kathina phải được thực hiện trong thời gian cho phép. Nếu dâng y Ca-sa thông thường, Phật tử có thể thực hiện dâng cúng bất cứ lúc nào thì việc dâng y Kathina chỉ được thực hiện vào một ngày duy nhất trong tháng cuối mùa mưa. Sau khi chư tăng đã hoàn thành 3 tháng Kiết hạ, trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16/9 đến 15/10 âm lịch sẽ chọn ra 1 ngày bất kỳ để tiến hàng đại lễ dâng y. Nếu việc dâng y diễn ra ngoài khoảng thời gian này thì chỉ được xem là dâng Ca-sa chứ không gọi là Kathina.

Với những đặt trưng riêng biệt trên trên, qua đây có thể thấy rõ được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của lễ dâng y Kathina đối với những tín đồ của Phật giáo Nam tông mà không một điều gì có thể thay thế được.

Nghi thức thực hiện Đại lễ Dâng y Kathina

Dâng y Kathina là nét đẹp tinh thần của Phật giáo có từ thời Đức Thế Tôn vẫn còn tại thế, là một đại lễ lớn không thể bỏ qua của những tín đồ Phật giáo Nam Tông.

Dù đã trãi qua những biến đổi vô thường của thời gian, những quy định và hình thức thực hiện dâng y ít nhiều cũng có những đổi thay. Nhưng tinh thần của đại lễ này vẫn được lưu giữ và kế thừa mạnh mẽ không thể thay thế được. Đối với Phật tử, lễ dâng y Kathina có ý nghĩa hết sức thiêng liêng, thể hiện được sự thành tâm hướng Phật và tấm lòng hướng thiện đến với tăng đoàn.

Đại lễ dâng y Kathina tại các chùa tu tập Phật giáo Nam tông nhìn chung đều thực hiện theo nghi thức chung sau đây:

Các thiện tín dâng y sẽ cùng nhau vân tập về chùa tổ chức đại lễ cùng với lễ phẩm, vật dụng dâng cúng và không thể thiếu đó chính là y sa từ buổi sáng sớm. Sau khi đã tề tụ đông đủ, các Phật tử sẽ bắt đầu lễ dâng y bằng nghi thức tụng kinh lễ bái với Tam bảo.

Về phía chư tăng sẽ có một vị trưởng lão đại diện đứng ra ban thoại giảng giải về nguồn gốc, ý nghĩa và phước báu của việc dâng y Kathina đến các thiện tín. Sau khi hoàn tất thoại giảng, các tín đồ sẽ bắt đầu đội những y Ca-sa mà mình đã chuẩn bị cùng với những lễ vật đi kèm dâng cúng lên đầu và đi xung quanh điện thờ Đức Phật 3 vòng để bày tỏ sự tôn kính đến Ngài. Trong lúc này, mọi người sẽ cùng nhau đồng thanh đọc bài: “Kệ dâng y ca-sa Kathina”.

Khi đã kết thúc ba vòng nhiễu Phật, mọi người sẽ cùng tập trung giữa chánh điện và cung thỉnh chư Tăng quang lâm minh chứng cho lễ dâng y Kathina. Sau đó, toàn thể Phật tử thiện tín sẽ được hướng dẫn đọc lời tác bạch dâng cúng y Kathina đến các vị Tỳ kheo và cuối cùng là dâng y đến các chư tăng, làm nghi lễ tuyên ngôn tăng sự.

Đối với vị Tỳ kheo được chọn ra để thọ y sẽ làm lễ thọ y trước sự chứng kiến của toàn thể thiện tín và chư tăng tham dự. Sau khi đã thọ y, chư tăng sẽ tiến hành khóa kinh an lành, cầu phúc đến toàn thể thiện tín và hồi hướng phước báu đến chư thiên và kết thúc buổi lễ.

Lễ dâng y Kathina là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của Phật giáo Nam tông với ý nghĩa tôn vinh những điều tốt đẹp giữa đạo và đời đã được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết quý Phật tử đã có thêm những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về lễ hội đặc biệt này.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

An cư kiết hạ diễn ra hằng năm, trong ba tháng mùa mưa. Trong khoảng thời gian này, việc tu học sẽ là ưu tiên hàng đầu của các chư...

các tông phái của Phật giáo

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vậy nên các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông...

PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TỴ LÀ AI

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi tỵ là ai? Người sinh năm tuổi Tỵ nên thờ vị Phật độ mạng nào ? Có rất nhiều vị Phật Bản Mệnh cho 12 con...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

Đại Lễ Phật Đản Vesak diễn ra tại Thái Lan năm 2023

Ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Tại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Đại lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trong của Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới. Tại Giáo Hội Phật Giáo, Chương trình được tổ chức với...

Cuộc Đời Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Cuộc Đời Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị có đóng góp to lớn trong việc cải biên sách, Ông được đề cử giải Nobel Hòa Bình, và đã...

Ẩn