Cuộc Đời Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị có đóng góp to lớn trong việc cải biên sách, Ông được đề cử giải Nobel Hòa Bình, và đã để lại rất nhiều cuốn sách có giá trị to lớn đối với Đạo Phật. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hoạt động nổi bật trong việc kêu gọi hòa bình, kêu gọi từ thiện và làm công tác thiện nguyện giúp đỡ những đồng bào nghèo khó. Vậy cuộc đời của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trải qua những giai đoạn nào?
Hành Trình tiến đến tu tập của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày : 11-10-1926 và viên tịch ngày 22-1-2022. Ông sinh ra lại một làng quê xã Quảng Thành, Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Tên thật của ông là Nguyễn Đình Lang, sau đó ông vào Đà Lạt và lấy lại tên mới là Nguyễn Xuân Bảo.
Khi lên 5 tuổi ông qua sống với cha của mình ở huyện Nông Cống – Thanh Hóa khi cha của ông còn làm quan ở đây. Năm lên 9 tuổi, ông tỏ rõ việc đam mê đọc sách Phật. Năm 12 tuổi thì quyết định đi tu.
Các mốc lịch sử đáng nhớ trong cuộc đời của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Năm 1942 lúc này ông tròn 16 tuổi. Ông quyết định xuất gia tu học với hòa thượng Chơn Thiệt tại chùa Từ Hiếu thuộc Thừa Thiên Huế. Lúc này ông có pháp danh là Trừng Quang, pháp tự là Trừng Xuân.
- Năm 1948, ông quyết định Nam tiến, tới năm 1950 thì ông biên soan cuốn sách đầu tiên là Đông Phương Luận Lý Học và có thêm 2 tác phẩm thơ đầu tiên là ” Thơ Ngụ Ngôn” và “Tiếng Địch Chiều Thu”
- Năm 1952 Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về chùa Ứng Quang làm giáo thọ và đổi tên chùa thành Ấn Quang. Chùa này chính là trụ sở của Phật Học Đường Việt Nam cho đến bây giờ
- Ông làm giáo thọ trưởng cho lớp học tăng trẻ ở Phật Học Đường và sau đó lập trường Tuệ Quang ở chùa Linh Quang. Đây cũng được đánh giá là ngôi trường tư thục Phật Giáo đầu tiên trên toàn quốc với tên gọi là Bồ Đề.
- Năm 1956-1958 Ông được đề cử làm nguyệt gian Phật Giáo Việt Nam , tiếng nói của Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
- Năm 1961: Ông sang Mỹ để nghiên cứu tôn giáo tại đại học Princeton. Cho đến năm 1962 ông nghiên cứu Phật Học tại Columbia của Mỹ.
- Năm 1963 Ông trở về lại Sài Gòn
- Năm 1964 Ông cho ra đời tuần báo Hải Triều và đích thân làm chủ bút. Tháng 9 – 1964 thành lập viện cao đẳng Phật Học toàn quốc.
- Năm 1965 thành lập dòng tu Tiếp Hiện và khai giảng khóa đầu tiên của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội lấy tên viết tắt là : TNPSXH
- Năm 1966 Ông nhận ấn khả của sư phụ Chơn Thiệt sẽ kế thừa trụ trì chùa Từ Hiếu.
- Tháng 5-1966 Ông đi Mỹ theo lời mời của đại học Cornell. Sau đó ông tiến hành đi 47 nước để kêu gọi chống chiến tranh và thiết lập lại hòa bình. Đồng thời ông cũng hướng dẫn tu hành theo phép tu Chánh Niệm.
- Năm 1967 Mục Sư Martin Luther King đã đề nghị tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình cho nhà sư Thích Nhất Hạnh.
- Năm 1982 Tại Pháp ông đã thành lập một trung tâm tu học lấy tên là Làng hồng và sau đó đổi tên thành làng mai.
- Năm 2000 thành lập tu viện Lộc Uyển tại Mỹ
- Năm 2005 Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam sau 39 năm rời xa quê hương. Ngày 12/1-11/4/2005. Ông cùng các đệ tử trải qua hành trình đi khắp đất nước để thuyết giảng về pháp môn Làng Mai.
- Tiếp đó thiền Sư có những chuyến đi về quê nhà vào năm 2007-2008. Và lần trở lại mới đây nhất của thiền sư là tháng 10-2017. Ông trở về quê nhà của mình tại chùa Từ Hiếu và ở đây cho đến khi viên tịch.
- Sự đóng góp to lớn của ông trong việc phát triển Đạo Phật cũng như lan tỏa những điều hay trong đạo Phật giúp nhân loại hiểu thêm về Đạo Phật. Đồng thời Ông cũng là người đề cao những giá trị trong Đạo Phật, không đi theo chiều hướng gây lòng mê tín, đề cao các biện pháp tu thân là chính.
Đóng góp với dân tộc
Trọn một đời của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã trải qua và cống hiến trọn vẹn cho đạo Phật. Ông là người truyền bá, người đã giúp rất nhiều những mảnh đời cơ cực tìm được ngọn lửa của hi vọng. Bên cạnh đó ông còn là một thi sĩ, nhà văn nhà thơ với hơn 100 tác phẩm được xuất bản và cho đến ngày nay thì nhiều ấn phẩm của ông vẫn được tái bản lại nhiều lần như Nẻo về của Ý, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận…
Ông dấn thân sang Mỹ và các nước Tây Âu để vận động hòa bình cho Việt Nam qua các buổi diễn thuyết, đồng thời kêu gọi chống chiến tranh, ủng hộ cho các nạn nhân chiến tranh. Giới trí thức nước ngoài đánh giá rất cao những hoạt động của ông.
Năm 1975 ông từng nổi tiếng với công tác thiện nguyện và chương trình mang tên ” Máu Chảy Ruột Mềm”. Những cuốn sách biên soạn của Thiền Sư Thích Nhất hạnh mang một đóng góp to lớn. Bên cạnh đó ông còn thường xuyên thuyết giảng, hướng dẫn các khóa tu, tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân chiến tranh.
Ông hoạt động mạnh mẽ ở nước ngoài với lời kêu gọi chống chiến tranh và giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Trong nhiều năm thuyết giảng tại các nước Tây Âu ông cũng đề cao sự tồn tại hòa hợp của muôn loài trong môi trường sinh thái nhân văn. Ông cũng kêu gọi đức khoan dung, lòng xiển dương và tinh thần đối thoại hòa giải.
Có thể nói xuyên suốt cuộc đời của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh chính là cống hiến hết mình cho hòa bình thế giới và cho Việt Nam nói riêng. Cuộc đời của ông là những hành trình thực hiện các ý nghuyện, sự nghiệp hiện đại hóa đạo Phật. Cho tới hiện nay các dự án văn hóa giáo dục của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng được các đệ tử nối tiếp nhau thực hiện.