Cuộc Đời Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Tại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Địa Tạng Bồ Tát Là Ai ? Địa Tạng Và Diêm Vương

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một?

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt nam

Tứ Diệu Đế – Cattari Ariya Saccani

Trở thành Phật tử

Tìm hiểu về Đạo Phật

Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một?

Khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn, có số lượng giáo chúng đông đảo. Khi đã nói đến đạo Phật nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật qua những câu niệm Phật hiệu quen thuộc. Như vậy, Đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có phải là một không? Cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên qua những thông tin sau của bài viết

Phật A Di Đà có phải là Phật Thích Ca không?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là hai vị Phật hoàn toàn khác nhau.

Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử, là người khai sáng, sáng lập ra Phật giáo. Theo những ghi chép còn lại kể về Ngài, Phật Thích Ca sinh ra vào khoảng năm 624 TCN tại vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Ấn Độ ngày nay). Trong suốt cuộc đời tu đạo của mình, Ngài đã để lại cho hậu thế những triết lý về nhân sinh, khai sáng con đường giải thoát, cứu khổ cho đời.

Phật A Di Đà được biết đến là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Một vị Phật được tôn thờ nhiều trong Phật giáo Đại thừa (một trong hai nhánh chính của Phật giáo). Ngài xuất hiện nhiều trong lời giới thiệu của Đức Thích Ca qua những Kinh điển dùng khi giáo hóa chúng sinh. Phật A Di Đà là đại diện cho ánh sáng chiều tà rực rỡ, sự màu nhiệm của Ngài lan tỏa đến khắp mọi nơi của cõi Ta Bà, mang lại sự từ bi, hướng thiện cho con người.

đức phật thích ca và phật a di đà
Phật Thích Ca Và Phật A Di Đà là hai vị Phật hoàn toàn khác nhau

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca có phải là một không? Hai Ngài là 2 vị Phật hoàn toàn khác nhau trong Phật giáo. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc nhận định và phân biệt về hai Ngài. Từ đó dẫn đến hệ lụy sai lần trong nhận thức, gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc tu tập, hướng đạo và thờ cúng. Vậy nên, cần tìm hiểu rõ về cuộc đời, công đức cũng như quyền năng của mỗi vị để tránh những sai lầm không đáng có.

Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A D Đà

Như đã nhấn mạnh ở phần trên Phật Thích Ca và Phật A Di Đà không phải là một, nhưng cũng có không ít những nhận định sai, cũng như phân biệt hai Ngài. Những thông tin sau có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hiểu về vai trò, nguồn gốc và phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà:

Nguồn gốc – Xuất thân

Nguồn gốc Phật Thích Ca Mâu Ni

Năm 624 TCN, tại Vương quốc Ca-tỳ-la-vệ thuộc dòng họ Shakya (Thích Ca) có Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Ma-da (Maya) trị vì. Lúc bấy giờ, Hoàng hậu đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con. Trong một ngày trưa khi nghỉ ngơi bà nằm mộng thấy có 4 vị thiên thần nâng giường bà bay đến đỉnh núi Hy-Mã-Lạp Sơn. Tại đây, xuất hiện một con voi trắng từ trên trời bay thẳng vào bụng bà. Sau giấc mộng kỳ lạ ấy, người đã thọ thai.

Trong phong tục Ấn Độ bấy giờ, khi người phụ nữ mang thai phải trở về quê nhà để chuẩn bị cho việc sanh nở. Vậy nên, khi gần đến ngày “khai hoa – nở ngụy” bà cùng đoàn tùy tùng trở về nhà mẹ. Khi đến vườn Lâm Tỳ Ni, biên giới Kosola (Nepal ngày nay) và Ca-Tỳ-La-Vệ, đoàn người đã dừng lại nghỉ ngơi. Trong lúc dạo bước ven rừng, Hoàng hậu nhìn thấy một cây to nở những bông hoa tuyệt đẹp nên đã chạm vào ( theo truyền thuyết kể lại rằng, loại hoa Hoàng hậu chạm vào chính là hoa Linh Thoại hay Vô Ưu, một loại hoa 3.000 mới nở một lần. Khi hoa nở là báo hiệu cho điềm lành, một vị giác ngộ sẽ được giáng sinh.

Thật vậy, ngay sau đó Hoàng hậu đã hạ sinh Thái tử. Khi ngài xuất thế, nhiều hiện tượng kỳ lạ cũng xuất hiện: có hai vị Phạm Thiên đỡ lấy Ngài, 2 con rồng từ trên cao phun ra dòng nước ấm – lạnh tắm cho Thái tử. Càng kỳ lạ hơn khi Thái tử vừa chào đời đã tự đứng dậy và bước đi bảy bước, mỗi bước đi của Ngài sẽ có một hoa sen nở đỡ lấy. Đến bước cuối cùng, Thái tử đã đưa một tay chỉ ngón trỏ lên trời, một tay chỉ xuống đất và thốt lên rằng ” Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” rồi lại trở về như bao đứa trẻ sơ sinh khác.

Thái tử được vua Tinh Phạn đặt tên là Sĩ-Đạt-Ta (Siddhattha), thuộc dòng dõi quý tộc Thích Ca. Ngài được tiên tri sẽ trở thành bật vĩ nhân cao quý, Ngài sẽ xuất gia và tựu thành quả Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ lúc còn nhỏ, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta đã không ưa thích cuộc sống ồn ào, không quan tâm đến những cuộc vui chơi như bao đứa trẻ hoàng tộc khác. Điều này khiến vua Tịnh Phạn cảm thấy lo sợ trước những lời tiên tri trước đây, lo sợ con mình sẽ theo đường xuất gia tầm đạo.

Vì để nuôi dưỡng con thành một vị vua tài hoa, xuất chúng vua Tịnh Phạn đã tìm mọi cách che dấu cuộc sống đầy phiền lụy và khổ đau của thế gian, vẽ nên một cuộc sống vương giả, xa hoa cho cuộc đời Thái tử. Đến năm 16 tuổi, Ngài nên duyên cùng công chúa Da-Du-Đà-La và có cuộc hôn nhân hạnh phúc cùng nàng, hạ sinh một bé trai tên gọi La-Hầu-La. Trong suốt 29 năm của cuộc đời, thái tử Sĩ-Đạt-Đa sống trong sự bao bọc và yêu thương của mọi người xung quanh, không hề biết gì về những khổ đau của đời.

Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca là người sáng lập ra Phật giáo với hy vọng tìm được đường giải thoát cho chúng sanh

Nhưng cho đến một ngày, khi Thái tử muốn được đi du ngoạn, thăm thú cuộc sống của người dân, Dù đã được vua cha bày ra những khung cảnh phồn hoa, thịnh vượng những Thái tử vẫn nhận ra rằng cuộc sống của con người cũng không hoàn toàn hạnh phúc. Chúng sinh luôn bị vây quanh trong một vòng tròn đau khổ của sinh-lão-bệnh-tử, của những tranh đua, bon chen hằng ngày.

Từ sau chuyến đi, Ngài luôn suy tư, mong muốn tìm được con đường để thoát khỏi những bi lụy của cuộc đời. Sau bao đêm ngày trăn trở, Thái tử đã quyết định từ bỏ những cung vàng điện ngọc, rũ bỏ mọi danh lợi và từ giã vợ con để bước lên con đường xuất gia, tu đạo, đi tìm chân lý cho sự trường tồn.

Trải qua bao đắng cay, đau khổ, sau những lần thất bại trong việc tìm kiếm con đường tu đắc đạo cuối cùng Ngài chọn dừng chân tại một gốc cây Pipphala (cây Bồ Đề) lớn và quyết thiền định tại đây cho đến khi giải thoát. Sau 49 ngày đêm nhập định, Ngài đã giác ngộ được những triết lý vô thường về sinh-lão của chúng sanh, tu thành chánh quả. Lúc bấy giờ Ngài đã 35 tuổi, kết thúc 6 năm tầm đạo dài đăng đẳng đầy cô độc.

Nguồn gốc Phật A Di Đà

Trong cuộc đời hoàng Đạo của Đức Phật Thích Ca sau khi đắc thành chánh quả, theo kinh sách ghi lại, Ngài thường nói đến một vị giáo chủ của cõi an vui cực lạc ở Tây phương với các tín đồ và đệ tử của mình. Vị giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc ấy chính là Phật A Di Đà. A Di Đà trong tiếng Phạn (tiếng Sanskrit) có nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ – Ánh hào quang, trí tuệ và công đức chiếu rọi khắp thế gian.

Qua những sử tích Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay cho thấy Phật A Di Đà xuất hiện từ rất lâu, có trước cả Phật Thích Ca, thời gian được ước tính bằng “hằng hà sa kiếp trước”. Phật A Di Đà lúc bấy giờ là hoàng tử thứ hai của vua xứ Diệu Hỷ tên gọi Kiều Thi Ca. Sau khi biết được tin Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai sẽ giáng thế cứu độ cho chúng sinh, Ngài đã phát nguyện xuất gia để được theo thọ Tỳ kheo giới, hiệu là Pháp Tạng.

Khi xuất gia, Ngài đã phát thệ 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, trong những phát nguyện này có một đại nguyện rằng: khi đã đắc đạo vàng, Ngài sẽ tịnh hóa một giới, khiến cõi ấy thành nơi chỉ có đầy sự vui vẻ, tươi đẹp, không có khổ đau, phiền muộn. Về sau, thế giới ấy chính là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi mà chúng sinh luôn muốn hướng về khi được vàng sanh.

Phật A Di Đà được biết đến qua những lời giới thiệu của Phật Thích Ca khi Ngài truyền đạo. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh Phật A Di Đà có thật sự tồn tại trên cõi đời này. Nhiều giả thuyết trong Phật giáo cho rằng Phật A Di Đà chính là tiền thân, là kiếp tu hành trước đó của Phật Thích Ca.

Theo những ghi chép về Phật A Di Đà thông qua lời Phật Thích Ca có nói đến: con người sinh sống trên cõi đời này, nếu muốn khi chết đi, bản thân có thể tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì phải biết hành thiện, làm việc tốt, suy nghĩ đến những điều tốt đẹp, không sinh tà tâm, siêng năng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Chỉ có như vậy, khi hết kiếp người, ta mới được Ngài phổ độ, dẫn lối về cõi Cực Lạc an nhiên.

Hình dáng nhận dạng

Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà không phải là một nên hình dáng của hai Ngài sẽ có những đặc điểm nhận dạng riêng biệt, nếu chú ý kỹ rất dễ dàng nhận dạng:

Phật Thích Ca Mâu Ni

  • Tóc búi to hoặc có dạng các chuỗi cụm xoắn ốc kết lại với nhau.
  • Bận áo cà sa màu vàng, hoặc vàng nâu, choàng hẳn qua cả cổ hoặc khoác che lại một bên vai.
  • Ngài tọa trên tòa sen và thường có hình ảnh gốc cây bồ đề phía sau ( nơi Ngài nhập đinh 49 ngày đêm trước khi tu thành chánh quả).
  • Hai tay thường xếp ngay ngắn, bắt ấn thiền, giáo hóa thủ ấn, xúc địa thủ ấn hoặc tay cầm bát sen.
  • Khuôn mặt luôn mỉm cười, đôi mắt khép hờ, mở ba phần tư hướng nhìn xuống.

>> Tham khảo: + 42 Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Hoan Hỉ

Phật A Di Đà

  • Tóc búi có các cụm xoắn ốc cao.
  • Khoác trên người chiếc áo cà sa màu đỏ, choàng qua cả hai vai tạo khoảng hở vuông ở cổ và ngực lộ rõ ấn chữ Vạn ngay trước ngực.
  • Thường trong tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen.
  • Tay làm thành ấn giáo hóa, thí nguyện thủ ấn, chuyển pháp luân thủ ấn, ấn thiền hoặc trì bình thủ ấn.

>> Tham khảo: +29 Mẫu tượng Phật A Di Đà đẹp nhất

phật a di đà
Phật A Di Đà khoác trên mình chiếc áo cà sa đỏ tượng trưng cho ánh chiều tà rực rỡ phía Tây chân trời.

Nhân vật đi cùng

Bên cạnh hình dạng, ta còn có thể phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni qua những nhân vật thường được xuất hiện, thờ cùng hai Ngài:

Phật Thích Ca Mâu Ni

Khi họa Phật Thích Ca Mâu Ni, đôi lúc sẽ minh họa cùng hai vị tôn giả quen thuộc trong kinh Phật là A Nam Đà (khuôn mặt trông trẻ hơn, đứng ở bên phải) và Ca Diếp( có khuôn mặt già hơn, đứng ở phía bên trai). Đây chính là hai vị đệ tử thường theo Phật Thích Ca trong các buổi giảng pháp khi Ngài còn tại thế.

Phật A Di Đà

Với Phật A Di Đà, Ngài thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (tay cầm cành dương và bình nước cam lộ đứng phía bên trái) và Bồ tát Đại Thế Chí ( đứng bên phải, trên tay cầm cành hoa sen màu xanh). Cả ba vị khi đứng cạnh nhau được gọi chung là Tây Phương Tam Thánh.

Những thông tin trên của bài viết giải đáp cho câu hỏi ” Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà có phải là một không?”. Hai Ngài đều là hai vị Phật lớn được tôn thờ nhiều trong đạo Phật, mang ý tâm linh tốt đẹp mà Phật tử luôn hướng tới. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hai Ngài cũng phân biệt để tránh những nhầm lẫn trong việc tu hành và thờ cúng.

Tìm hiểu thêm:

Cùng chuyên mục

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt nam

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt nam

Phật Giáo Nguyên Thủy Việt nam Đạo Phật truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ Công Nguyên [1]. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành...

Tứ Diệu Đế - Cattari Ariya Saccani

Tứ Diệu Đế – Cattari Ariya Saccani

Tứ Diệu Đế - Cattari Ariya Saccani Bài nầy dựa theo bản dịch Anh ngữ của Tỳ Kheo Thanissaro, và các bản dịch Việt ngữ của Hòa Thượng Thích Minh...

Trở thành phật tử

Trở thành Phật tử

Trở thành một Phật tử từng là chuyện của phương đông trước những năm 50. Kể từ khi thế giới phương đông mở rộng vòng tay với các xã hội...

địa tạng bồ tát là ai ?

Địa Tạng Bồ Tát Là Ai ? Địa Tạng Và Diêm Vương

Địa Tạng Bồ Tát là ai? Ngài có những hạnh nguyện gì ? Địa Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát với thệ nguyện sâu rộng nhất. Nguyện chứng tất...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

Ẩn