Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đại Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm, đây được xem là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với những tín đồ Phật giáo ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con của Phật sẽ hướng trái tim về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mừng khoảnh khắc Ngài chào đời, cứu độ chúng sinh và giúp cho con người giải thoát khỏi đau khổ.

Đại lễ Phật Đản là ngày gì?

Đại lễ Phật Đản là một ngày lễ lớn và quan trọng của đạo Phật. Được các giáo hội, chùa, tịnh xá,… tại các quốc gia trên thế giới tổ chức để kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – giáo chủ đạo Phật, người sáng lập nên Phật giáo.

đại lễ phật đản
Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam được tổ chức rất trang trọng và trang nghiêm

Nguồn gốc của ngày lễ Phật Đản

Trong các tài liệu Phật giáo ghi chép rằng, xuất thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là trong vương tộc Thích Ca, thuộc dòng họ Cồ Đàm, chức vị thái tử, tên gọi Tất Đạt Đa. Ngày sinh của Ngài được lý giải theo hai phái Nam tông và Bắc tông có sự khác nhau, Nam tông là 15/4 âm lịch và Bắc tông là 8/4 âm lịch, ở nơi nằm giữa Devadaha – Ca Tỳ La Vệ tại Nepal, hay còn gọi là vườn Lâm Tỳ Ny.

Khoảng thời gian trước năm 1959, ở những nước Đông Á, Đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, trong Đại hội Phật giáo Thế giới, được tổ chức lần đầu tiên vào 25/5 và kết thúc vào 8/6 năm 1950 ở Colombo (Tích Lan) thì đã có sự thay đổi, chọn ngày 15 tháng 4 âm lịch thay thế, quyết định này được thống nhất bởi 26 nước thành viên trực thuộc.

Kể từ đó cho đến hiện tại, Việt Nam cũng tuân thủ theo những quyết định trong Đại hội Phật giáo Thế giới, chọn ngày 15/4 âm lịch để tổ chức Đại lễ Phật Đản. Trong ngày lễ, Phật tử sẽ vinh danh Tam bảo, bao gồm Phật, Pháp và Tăng thông qua những hình thức dâng cúng, tặng hoa và tới nghe thuyết giảng, đồng thời thực hành ăn chay, giữ gìn Ngũ giới, không sát sinh, cũng như thực hành bố thí, làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những người nghèo khó bằng cách tặng quà, tiền,…. Bên cạnh đó là lau chùi, dọn dẹp, trang trí bàn thờ Phật sạch đẹp, gọn gàng và đến chùa, tịnh xá,… làm công quả hoặc/và nghe thuyết giảng, từ đó tự chiêm nghiệm để tâm hồn trở nên thanh tịnh, sáng trong.

Ở nước ta, Đại lễ Phật giáo được các chùa, tịnh xá, giáo hội tại tỉnh/thành phố tổ chức rất trang trọng và thành kính với hoạt động đa dạng, phong phú. Chẳng hạn như thuyết giảng Phật pháp, diễu hành xe hoa, nghi thức tắm Phật, thả đèn hoa đăng,…. Ngoài ra, còn có làm lễ đài biểu diễn văn nghệ với những chương trình ý nghĩa, hấp dẫn và đặc sắc. Đây sẽ là dịp để các Phật tử tưởng nhớ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài đã đem đến ánh sáng chân lý, giúp cuộc sống của chúng sinh được soi rọi, khổ đau được xoá tan.

Tại một số nơi, trước và trong ngày diễn ra ngày lễ Phật Đản, các chùa, Giáo hội Phật giáo,… có thể tổ chức thêm những hoạt động từ thiện hoặc/và thăm hỏi, trao tặng những phần quà thiết thực đến các tăng, ni, Phật tử đóng góp nhiều giá trị cho Đạo pháp hoặc/và một số gia đình nghèo khó, tàn tật,…. Những hoạt động này là dựa trên phương châm mà đạo Phật đã đặt ra là sống tốt đời và đẹp đạo, những người con của Phật sẽ nhận diện được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước và xã hội để trở nên phồn vinh và hạnh phúc hơn.

đại lễ phật đản
Ngày 15 tháng 4 âm lịch được nhiều nước trên thế giới thống nhất lựa chọn tổ chức Đại Lễ Phật Đản

Ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân hoàng tộc cao quý. Mẹ là hoàng hậu Māyā và cha là vua Suddhodana. Từ nhỏ Ngài đã được nuôi dưỡng và giáo dục trong điều kiện tốt nhất để có thể kế vị ngai vàng, trở thành người lãnh đạo Kapilavastu. Nhưng Ngài lại chọn bỏ lại phía sau tất cả, quyết định dấn thân chứng nghiệm và khám phá rõ ràng về 4 sự thật cuộc đời tóm gọn trong một chữ “khổ”:

  • Nguyên nhân gây khổ.
  • Sự chấm dứt khổ.
  • Phương pháp giúp chấm dứt khổ (hay còn được gọi là Tứ Diệu Đế).
  • Giảng dạy phương pháp giúp chúng sinh hạnh phúc, bao gồm có hạnh phúc mang tính tương tối cũng như đạt được hạnh phúc một cách thực sự, trong cuộc đời này chỉ cần có ý chí, bản thân có chánh niệm và thường xuyên thực hành thiền định thì sẽ được trí tuệ soi sáng.

Có thể nói, những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt qua khỏi những ràng buộc trong những giáo điều thông thường. Đồng thời, cũng vượt thời gian và trở thành lối sống mà những người muốn bản thân và cộng đồng hạnh phúc lựa chọn tuân theo.

Theo chia sẻ của Thượng toạ Thích Tâm Hải – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đại lễ Phật Đản vừa là dịp tôn vinh Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, vừa có cơ hội ôn lại cuộc đời Ngài dựa trên phương diện con người lịch sử và những lời dạy từ Đức Phật. Để sau đó, những người con của Phật có thể nhận ra là bản thân có thể đạt được mọi điều tốt đẹp nhất, cũng như là giác ngộ, giải thoát, hoàn toàn không phải do đấng siêu nhiên ban phát. Nếu tin tưởng và sống theo, chúng sinh sẽ tìm thấy và đạt được hạnh phúc thực sự, có một cuộc đời an lạc, thoát khỏi sợ hãi và lo âu, cũng như không bị nhấn chìm bởi danh vọng cùng tiền bạc và sự hưởng thụ.

đại lễ phật đản
Ngày lễ Phật Đản không chỉ là dịp tôn vinh Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác

Theo Đại đức Thích Minh Phú – PTB Thường trực của Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản, đây là dịp mà những Phật tử tại các tỉnh/thành phố của Việt Nam có thể hồi tưởng về hành trình ở trần thế trong 80 năm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kéo dài từ đản sanh đến khi đã thành đạo, Niết bàn tịch diệt.

Bên cạnh những ý nghĩa vừa đề cập, Đại lễ Phật Đản giống như lời nhắc nhở những người con của Phật phải luôn cố gắng tu tập và học cách buông bỏ. Hãy nỗ lực để trở lại là chính mình và có thể tìm thấy được chân tâm tự tánh cùng bản lai diện mục.

Trong Lễ hội Phật Đản có rất nhiều hoạt động được tổ chức. Trong đó, không thể thiếu nghi thức tắm Phật với tên gọi “Mộc Dục”. Nghi thức này có ý nghĩa rất đặc biệt, giúp gột rửa thanh tâm và tẩy trừ phiền não để hướng tới thanh tịnh 3 nghiệp là “thân, khẩu và ý” thông qua việc tái hiện hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi chào đời được các chư thiên tắm mát bằng dòng nước thanh lương – mát mẻ, trong sạch.

Đối với các gia đình của thờ tượng Phật Đản Sanh tại nhà thì trong ngày 15/4 âm lịch có thể thực hành nghi thức tắm Phật tại nhà, hoặc nếu không có thể đến các chùa, tịnh xá,… tham gia. Ngoài ra, đừng quên trang hoàng bàn thờ Phật và dâng hương tưởng niệm Đức Phật.

Hình ảnh đẹp về Đại lễ Phật Đản

hình ảnh ngày lễ phật đản

hình ảnh đẹp về đại lễ phật đản

đại lễ phật đản

ngày lễ phật đản

Trên đây là những thông tin về Đại lễ Phật Đản, bao gồm thời gian tổ chức, ý nghĩa, những hoạt động sẽ diễn ra,…. Hy vọng bài viết sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích để bạn đọc có thể hiểu hơn về thế giới Phật giáo nhiệm màu đã giúp chúng sinh sống an nhiên, khỏe mạnh, bình yên, hướng thiện và thoát khỏi đau khổ, muộn phiền.

Tìm hiểu thêm:

Cùng chuyên mục

thờ phật a di đà tại gia

Đức Phật A Di Đà là ai? Thờ Phật A Di Đà có ý nghĩa gì?

Phật A Di Đà là Giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương, với vô vàn công đức và lòng từ bi, phổ độ chúng sinh khỏi những khổ...

7 thủ ấn quan trọng của phật giáo

Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo

Thủ ấn Phật (Mudra) là các tư thế tay khác nhau của Phật mà ta thường được thấy trong tranh ảnh hoặc tượng Phật. Không phải tự nhiên mà Phật...

tượng Phật Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp....

Phật Thích Ca là ai ?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật Thích Ca là ai? Và người có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có quãng thời gian tu...

Ẩn