Tôn giả Sivali (Thi Bà La) – Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì? Theo các tài liệu được ghi chép, ngũ uẩn bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, mỗi uẩn sẽ là những nội dung khác nhau và được lý giải dựa trên các quan điểm của Phật giáo, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về các uẩn.

[Giải đáp] Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn, ngũ ấm,…) là một trong những cách phân tích, nhìn nhận về con người và thế giới phổ biến nhất, tập trung và nhấn mạnh về khía cạnh tâm lý. Nếu tìm hiểu qua kinh tạng, luận tạng, có thể thấy năm uẩn được nhắc đến khá nhiều. Ngoài ra, một số tài liệu ghi chép rằng, năm uẩn thuộc về truyền thống Nguyên Thuỷ và Đại thừa trong Phật giáo.

Cụ thể hơn, ngũ uẩn đề cập con người được tạo thành từ năm yếu tố (năm nhóm) là sắc uẩn (yếu tố sinh lý và vật lý), tưởng uẩn (yếu tố tri giác), thức uẩn (yếu tố nhận thức), thọ uẩn (yếu tố cảm giác), hành uẩn (yếu tố tâm lý hoạt động). Trong đó, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn (tâm sở) có nền tảng từ thức uẩn (tâm vương).

ngũ uẩn (năm uẩn) trong phật giáo là gì
Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn

1. Sắc uẩn

Sắc uẩn trong tiếng Phạn là Rùpa-khandha, được xếp vào nhóm yếu tố vật chất là vật lý và sinh lý. Yếu tố vật chất sẽ bao gồm Thủy (chất lỏng), Phong (chất khí), Địa (chất rắn) và Hỏa (nhiệt độ). Bốn đại sẽ tạo ra năm yếu tố sinh lý (tai, lưỡi, thân, mắt và mũi) cùng với bốn giác quan (âm thanh, vật xúc chạm, hình sắc và mùi vị).

Trong Kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt, có một đoạn Đức Phật dạy và được dịch ra với ý nghĩa là sắc uẩn bao hàm các yếu tố vật chất, kể cả thân thể/ngoài thân thể, thời gian/không gian, vật chất/năng lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với thân thể cũng là sắc uẩn, con người là hợp thể giữa vật chất biến động kết hợp với mâu thuẫn. Để thân thể tồn tại, cần nương nhờ đến mặt trời, ruộng lúa, không khí, dòng sông và thời tiết,… – đây là những yếu tố sắc không phải thân thể.

Để nhìn nhận con người toàn diện nhất, có thể dựa vào quan điểm Phật giáo. Cụ thể, “ lý duyên sinh” sẽ là cơ sở cho “thân thể vật lý”, hay nói một cách dễ hiểu hơn thì giữa hai yếu tố là con người và vũ trụ thiên nhiên (hoàn cảnh, môi trường,…) có với nhau mối quan hệ là “bất khả phân ly”.

Như vậy, vô thường, vô ngã cùng với sự chuyển biến bất tận dựa trên lý duyên sinh được xem là bản chất sắc uẩn, và bản chất con người (chúng ta) chính là không. Trong cuộc sống, đau khổ có thể đến từ sự chấp thủ và tham ái thân thể, bên cạnh đó điều này cũng có thể xảy ra đối với mọi đối tượng sinh lý và vật lý như một nguy cơ tiềm ẩn.

Kinh Phật dạy rằng, nếu con người có thể dựa trên sắc uẩn để xây dựng trí tuệ sâu sắc thì sẽ có thể loại dần được tham ái thân thể và không bị trói buộc bởi sắc uẩn. Ngược lại, nếu lẩn quẩn trong suy nghĩ sắc uẩn là ta, hoặc là của ta, hay là tự ngã của bản thân thì kết quả sẽ chỉ nhận lại sự thất vọng, vấp ngã cùng với đau khổ, sầu muộn, tai nạn.

2. Tưởng uẩn

Tưởng uẩn (tiếng Phạn là Sãnnã-khandha) thuộc nhóm yếu tố tri giác với khả năng nhận biết về đối tượng, ở đây có thể hiểu là khả năng kinh nghiệm 6 giác quan cùng với 6 đối tượng trong giác quan. Bao gồm nhận biết đối tượng ở bên trong (đối tượng tâm lý) là hồi tưởng ký ức hoặc các khái niệm,…; và nhận biết đối tượng ở bên ngoài thông qua thính giác, thị giác,… ví dụ như khi nhìn màu sắc, hình dáng,… có thể đoán được hoa hướng dương; lắng nghe giai điệu có thể biết được tên bài hát.

Định nghĩa một cách đơn giản nhất, tưởng uẩn chính là những gì mà mỗi chúng ta có thể thấy và biết về sự vật, sự việc, sự kiện, con người,…; tri giác là một tác dụng điển hình của thức. Đức Phật từng dạy, tưởng uẩn bao hàm tri giác có liên quan đến đối tượng ở bên trong hoặc bên ngoài, đơn giản hoặc phức tạp và thuộc thời gian hoặc không gian.

Ngoài ra, cũng có thể hiểu là tưởng uẩn sẽ có cả nhận thức về hai thế giới là tâm lý và vật lý; tri giác sẽ cụ thể là về cái gì, hoàn toàn không phải là tri giác thuần về chủ thể. Mặt khác, giữa thế giới tâm lý và vật lý sẽ được khái niệm hóa và ký hiệu hóa, tạo ra khoảng cách cho tri giác – thực tại.

Tri giác và kinh nghiệm thường đi song hành cùng nhau. Kinh nghiệm tác động khá nhiều đến tri giác và ngược lại, tri giác phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm. Xem lại ví dụ ở trên, chúng ta có thể nhận biết hoa hướng dương khi nhìn thấy màu sắc, hình dáng,… là vì trước đó đã được quan sát, tiếp nhận kiến thức, thu nạp vào trí nhớ. Cho nên, kinh nghiệm sẽ có thể là nguyên nhân khiến tri giác bị đánh lừa, bởi sự tồn tại của tri giác là có điều kiện, trong khi thực tại lại rất sinh động, vì lẽ đó mà tri giác vô thường và trống rỗng, tri giác chứa đựng đầy hư vọng (vọng tưởng) khi “duyên sinh”.

tưởng uẩn là gì
Tưởng uẩn (tiếng Phạn là Sãnnã-khandha) thuộc nhóm yếu tố tri giác với khả năng nhận biết về đối tượng

3. Thức uẩn

Thức uẩn theo Phạn ngữ là Vinnãna-khandha, liên quan đến yếu tố nhận thức. Giải nghĩa riêng về “thức” thì có thể hiểu là khả năng nhận biết rõ ràng và phản ánh về thế giới hiện thực. Nếu như trong tưởng uẩn, giác quan khi tiếp xúc đối tượng sẽ có thể nhận biết và xác định được màu gì, cái gì hoặc là gì, nhưng nếu là thức uẩn thì sẽ như là một tấm gương đang phản chiếu hình ảnh các đối tượng đi ngang đó, giúp biết được đối tượng có hiện diện hay không.

Thức có tổng cộng 6 loại, bao gồm nhĩ thức, thiệt thức, ý thức, nhãn thức, tỷ thức, thân thức. Và như đã đề cập ở phần đầu của bài viết, thọ – tưởng – hành có nền tảng là thức, trong đó thọ – tưởng – hành được gọi là Tâm sở, thức là Tâm vương, hay có thể nhận định rằng thức uẩn là một trong những nền tảng tạo nên hiện tượng tâm lý (yếu tố căn bản cần có của tâm lý), hiện tượng tâm lý được dung chứa bởi “thức” và nó chỉ phát khởi khi có “thức” làm căn cứ, giống như mây nếu muốn trôi bồng bềnh thì bắt buộc phải có bầu trời làm nền tảng.

Ngoài ra, còn có cách phân chia “Thức” khác. Theo Duy thức học sẽ gồm 8 loại là 6 loại trên và có thêm 2 loại Mạt na thức (Manas), A lại da thức (Alaya). Việc triển khai như vậy sẽ giúp khai thác được “Thức” với nhiều khía cạnh sâu kín nhất. Giải nghĩa về Mạt na thức, đây được xem là ý căn (căn cứ cho ý thức), có thể giúp nhận thức rằng một thực thể hoặc bản ngã đang tồn tại. Trong khi đó, A lại da thức lại được hiểu là khả năng giúp các chủng tử cùng những kinh nghiệm có thể được duy trì, bảo tồn; đồng thời cũng sẽ trở thành “chỗ dựa” giúp những hoạt động tâm lý không có đủ điều kiện hoạt động quay về chờ thời điểm hội tụ những yếu tố cần thiết sẽ phát khởi trở lại.

Thức uẩn cùng với sắc, tưởng, thọ và hành có mối quan hệ mật thiết, bất khả phân ly. Hay nói cách khác, thức uẩn không tồn tại một cách độc lập mà hiện hữu là do duyên sinh, hoặc thức là hợp thể từ bốn uẩn. Trong Kinh Tương Ưng III, điều này cũng được Đức Phật dạy, sự tồn tại của thức là nhờ có sắc, tưởng, thọ và hành, đặc biệt sắc vừa làm điều kiện, đối tượng và vừa làm nơi để nương tựa, sắc giúp thức có thể phát triển hưng thịnh.

4. Thọ uẩn

Thọ uẩn (tiếng Phạn là Vedanà-khandha) là cảm giác, được hình thành dựa trên sự tiếp xúc giữa giác quan với đối tượng. Phật giáo chia “thọ” ra làm 6 loại tiếp xúc là tai – âm thanh, lưỡi – vị, ý – đối tượng tâm ý, mắt – hình sắc, mũi – mùi và thân – vật cứng/mềm. Khi một hoặc nhiều loại tiếp xúc xảy ra sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sinh ra cảm giác, có thể vui sướng, cũng có thể là khổ đau, hoặc là không vui không khổ.

  • Cảm giác vui sướng: Thường xảy ra khi tiếp xúc với đối tượng thích ý. Chúng ta sẽ có được niềm vui, sự dễ chịu, thoải mái, sung sướng, phấn khởi, muốn xích lại gần hơn. Ví dụ như ăn một món ngon, có mùi vị hấp dẫn, trình bày đẹp mắt sẽ cảm thấy rất tuyệt vời, muốn thưởng thức nhiều hơn.
  • Cảm giác khổ đau: Ngược lại với cảm giác vui sướng, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, bất mãn và muốn tránh càng xa càng tốt khi tiếp xúc với đối tượng không thích ý. Ví dụ như chạm tay vào một vật sắc nhọn, khiến tay hình thành nên những vết cắt gây chảy máu sẽ cảm thấy rất đau nhức, bực dọc, tức tối.
  • Cảm giác không vui không khổ: Nghĩa là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, chúng ta không cảm thấy vui sướng cũng không cảm thấy đau khổ, không thoải mái cũng không khó chịu, không hút đến gần cũng không đẩy ra xa. Ví dụ như nghe một bản nhạc, cảm thấy rất bình thường, không buồn cũng không vui, không khổ cũng không lạc.

Đức Phật dạy, thọ uẩn bao hàm tất cả cảm giác về không gian và thời gian; cảm giác bên ngoài thông qua giác quan (ăn uống khoái khẩu, bị thương đau đớn,…) và cảm giác sâu sắc ở trong tâm (thiền định, tưởng tượng,…); cảm giác cường độ ở mức yếu hoặc mạnh. Từ các loại cảm thọ này đã tạo ra “dòng sông cảm thọ tâm lý”, chúng không chỉ hiện hữu một cách có điều kiện mà còn chuyển biến vô tận, vô thường và vô ngã, khiến cho hệ thống tâm thức bị chi phối. Do đó, nếu một mực chấp thủ cảm thọ thì chắc chắn chỉ có thể nhận lấy sai lầm, khổ đau.

thọ uẩn là gì
Thọ uẩn (tiếng Phạn là Vedanà-khandha) là cảm giác, được hình thành dựa trên sự tiếp xúc giữa giác quan với đối tượng

5. Hành uẩn

Hành uẩn trong tiếng Phạn là Sankhàra-khandha. Ngoài ra, cũng có thể gọi là tâm sở. Mang ý nghĩa là những hiện tượng tâm lý có thể tạo ra tác nghiệp và có năng lực dẫn lối tới quả báo của nghiệp, hoặc cũng có thể hiểu là tạo động lực để tái sinh. Trong Duy thức học, có tổng cộng 51 tâm sở, bao gồm tưởng và thọ nên có ý kiến cho rằng, cảm giác với tri giác cũng sẽ là hành. Tuy nhiên, nhận định này là chưa đúng, cảm giác với tri giác (tưởng và thọ) không tạo nghiệp, cũng không mang đến kết quả là quả của nghiệp, do đó không được xếp vào hành.

Hành uẩn được phân chia dựa trên sự tiếp xúc của 6 đối tượng cùng với 6 giác quan nên sẽ có tất cả là 6 loại. Đó là sắc tư, hương tư, xúc tư, pháp tư, thinh tư, vị tư (theo lời Đức Phật dạy trong Tương Ưng Bộ kinh III). Cũng từ đây, có thể gọi hành là “Tư”, được giải nghĩa là động lực quyết định, cũng có thể là ý chí và ý muốn, cho nên có thể hiểu là tâm sở này đã hình thành nên động lực khiến cho tâm ý đi theo xu hướng thiện hoặc bất thiện. Trong tất cả tâm sở thì dục, niềm tin, tham lam, ngu si, tà kiến, xác định, tinh tấn, kiêu mạn và sân hận là những động lực mạnh mẽ nhất dẫn đến nghiệp hoặc hành.

Đức Phật có dạy, hành trong quá khứ sẽ tạo ra kết quả là các hiện tượng tâm lý và sinh lý ở thời điểm hiện tại. Hoặc có thể hiểu là chiều sâu tâm thức của mỗi người chịu sự điều khiển thúc đẩy từ năng lực tiềm ẩn được tạo ra bởi hành (trong luận được nhắc đến là “câu sanh phiền não”, trong kinh là “phiền não tùy miên”). Chúng là nền tảng, cũng là lực đẩy để năng lực hành mới có thể hình thành, giúp con người được dẫn dắt đi đến tương lai. Và có thể kết luận rằng, duyên sinh tạo điều kiện để hành uẩn tồn tại, do đó chúng sẽ vừa vô thường, trống rỗng, vừa biến động bất tận.

Tu tập quán chiếu ngũ uẩn (năm uẩn)

Phân tích ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì giúp có thể nhìn nhận và thấy rõ bản chất con người cùng với thế giới hiện tượng. Nguyên nhân chúng sinh đau khổ phần lớn đều đến từ vô minh, bản thân không thấy được bản chất sự sống, dẫn tới chấp ngã sinh tham ái, sân hận và si mê, kết quả là sợ hãi, thất vọng, đôi khi là vấp ngã, tai nạn.

Tuy nhiên, nếu biết tu tập quán chiếu ngũ uẩn sẽ có thể sinh trí tuệ, diệt chấp thủ, tham ái, giúp bản thân sống an yên, hạnh phúc hơn. Điều này cũng được nhắc đến trong Bát Nhã Tâm Kinh với ví dụ điển hình là Bồ tát Quán Tự Tại (Quán Thế Âm Bồ Tát) sau khi thực hành trí tuệ một cách thâm sâu thì đã nhìn ra được tự tánh năm uẩn rõ ràng, chính xác hơn, đó là không, vì vậy mà có thể thuận lợi vượt qua, thoát khỏi tất cả khổ ách.

tu tập quán chiếu ngũ uẩn (năm uẩn)
Tu tập quán chiếu ngũ uẩn (năm uẩn) sẽ có thể sinh trí tuệ, diệt chấp thủ, tham ái, giúp sống an yên, hạnh phúc hơn

1. Quán chiếu ngũ uẩn do duyên sinh

Bao gồm quán chiếu cảm thọ, quán chiếu tri giác, quán chiếu những hoạt động ý chí ước muốn, quán chiếu thân thể và quán thức tồn tại. Trong đó, quán chiếu cảm thọ được tạo nên từ những tiếp xúc của  6 đối tượng và 6 giác quan nên sẽ tuỳ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian, thời tiết hoặc/và điều kiện xã hội, trình độ văn hoá,… mà sinh ra cảm giác vui, khổ hoặc không vui không khổ và dù là cảm giác nào cũng đều sẽ chứa đầy đủ bầu trời duyên sinh, duyên diệt.

Tương tự quán chiếu cảm thọ, quán chiếu những hoạt động ý chí ước muốn cũng được hình thành từ sự tiếp xúc của đối tượng với giác quan, đồng nghĩa với những hoạt động tâm lý sẽ không thể xảy ra nếu không có sự tiếp xúc. Quán chiếu thân thể, sinh ra từ tứ đại, tứ đại sở tạo với các yếu tố mặt trời, dòng sông, đất đá, thực phẩm, không khí hoặc/và di truyền,… hay nói cách khác, các nhân duyên giúp thân thể có thể hình thành, tồn tại.

Quán chiếu tri giác được tạo nên nhờ sự tiếp xúc với âm thanh, mùi vị và màu sắc,… do đó những yếu tố thời gian, điều kiện xã hội, không gian và điều kiện văn hoá sẽ ảnh hưởng đến việc nhận biết về sự vật, cũng như hình thành những khái ni và nhận thức. Quán thức tồn tại có từ duyên danh sắc tức nên không phải là tự có và cũng không độc lập, chúng có mặt là do các yếu tố thân thể, tri giác, tâm hành, cảm giác.

Từ những điều trên, có thể kết luận quán chiếu ngũ uẩn (năm uẩn) là sự nương nhờ vào nhau, có thể thấy uẩn này tồn tại trong uẩn kia và ngược lại, trong một số trường hợp cái này còn là cái kia. Qua đó, có thể nhìn thấy được con người một cách sâu sắc, toàn diện nhất, đồng thời hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ hoặc thiên nhiên.

2. Quán chiếu năm uẩn dựa theo cơ sở pháp ấn

Là quán chiếu ngũ uẩn (sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn) là vô thường, là trống rỗng, cũng là khổ đau, là vô ngã. Bản thân mỗi người cần hiểu rằng, chấp thủ tham ái sẽ chỉ nhận lấy khổ đau, phiền muộn nên thay vì vậy hãy trang bị để nhìn nhận mọi thứ sáng tỏ và có chánh kiến trong các khía cạnh tình cảm, thân thể, cũng như là những hoạt động sâu kín về tâm lý và trong nhận thức tư tưởng, bản chất chúng đều là vô thường và vô ngã. Khi thường xuyên quán chiếu, con người sẽ tự tạo ra năng lực có thể khiến cho tâm tham ái, chấp thủ rơi rụng, biến mất.

Trên đây là những phân tích về ngũ uẩn trong Phật giáo là gì và tu tập quán chiếu năm uẩn. Có thể thấy, lý thuyết về năm uẩn đã giúp chúng ta có thể biết được rằng con người được hợp thể từ nhiều yếu tố khác nhau như sinh lý, tâm lý và vật lý, làm nổi bật được tính vô ngã, duyên sinh, bất an, biến động ở con người, vũ trụ. Con người nếu biết dựa trên những cơ sở này sẽ vừa có được trí tuệ, vừa thoát khỏi khổ đau, không nên giữ tâm chấp trước cùng với tham quyến nếu muốn được giải thoát hoàn toàn.

Cùng chuyên mục

tôn giả ma ha ca diếc gìn giữ hạnh đầu đà

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc là một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả Ma Ha Ca Diếc đóng vai trò quan...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi đức phật đản sinh

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh là một sự kiện quan trọng của Phật giáo. Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã đi 7 bước chân hoa sen với những ý nghĩa...

Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật, Bồ Tát được thờ vô cùng phổ biến hiện nay. Bộ tượng này còn có tên gọi khác là Di Đà...

tôn giả sivali

Tôn giả Sivali (Thi Bà La) – Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tôn giả Sivali được mệnh danh là “thần tài" của Phật giáo. Thành tâm thờ cúng Ngài tại nhà, thực hành bố thí, tích phước đức, gia đình sẽ may...

Ẩn