Tôn giả Sivali (Thi Bà La) – Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Tôn giả Sivali (Thi Bà La) – Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tôn giả Sivali được mệnh danh là “thần tài” của Phật giáo. Thành tâm thờ cúng Ngài tại nhà, thực hành bố thí, tích phước đức, gia đình sẽ may mắn về tài lộc, công việc thuận lợi, sự nghiệp thành công, cuộc sống bình yên, an nhàn, sung túc, hạnh phúc và thịnh vượng. Tuy nhiên, cần lưu ý thờ cúng đúng cách và không phạm phải những điều cấm kỵ.

Tôn giả Sivali là ai?

Tôn giả Sivali hay còn được gọi là Thi Bà La (尸婆羅) – phiên âm trong Kinh điển Hán. Theo ghi chép trong các tài liệu Phật giáo, Ngài là một vị thánh tăng từ bi, đức độ, phước báo vô lượng, đắc đạo A-la-hán sớm nhất trong các đệ tử của Đức Phật và được tôn kính trong Phật giáo. Trong đời sống tinh thần, tâm linh tín ngưỡng, Ngài là đệ nhất tài lộc, là biểu tượng của may mắn, sung túc, bình an và thịnh vượng.

tôn giả sivali
Tôn giả Sivali (Thi Bà La) được biết đến là “thần tài” trong Phật giáo

Cuộc đời Tôn giả Sivali

Cuộc đời của Tôn giả Sivali được nhắc đến trong Kinh tạng Nikaya, Kinh Tăng-nhất A-hàm và nhiều tài liệu Phật giáo với những câu chuyện, truyền thuyết, sự tích có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có một chút khác biệt. Từ đó lý giải tại sao Ngài lại được nhắc đến như một vị “thần tài” có thể giúp chúng sinh có cuộc sống ấm no, đủ đầy, giàu có, an yên, hạnh phúc, không còn đau khổ, bất hạnh và khó khăn.

1. Kinh tạng Nikaya

Trong kinh Tạng Nikaya, Tôn giả Sivali là con của Mahali (người xứ Licchavi) và Suppavasa (công chúa nước Koliya). Công chúa mang thai Ngài 7 năm và chuyển dạ trong 7 ngày với những cơn đau như sắp chết bởi vì nghiệp cũ oan khiên. Công chúa nghĩ rằng bản thân không thể sống tiếp nên muốn trước khi mạng căn chấm dứt sẽ bố thí trọng thể.

Sau đó, nhờ phát tâm là cúng dường Đức Phật – Chư Tăng cùng với lòng chí thành của công chúa và được Tam Bảo chú nguyện (trước đó công chúa đã là người có truyền thống tín phụng Tam Bảo và cúng dường Đức Phật – Chư Tăng rất thường xuyên) nên công chúa đã hạ sinh con trai thành công, đứa trẻ kháu khỉnh, tên là Sivali.

Vào năm 7 tuổi, Sivali đã quyết định hiến thân cho đạo, lựa chọn xuất gia. Khi đầy đủ tuổi thì thọ Đại giới, làm công đức, chứng Thánh quả A-la-hán (lợi đất cao nhất ở trên cõi đất). Kể từ đó, Ngài cũng có được phước báo vô lượng từ thiện nhân duyên đã gây dựng được trong nhiều đời nhiều kiếp. Điều này giúp cho Ngài đi đến đâu cũng sẽ được chư Thiên và chúng sinh ở khắp mọi nơi cúng dường.

Trong các tài liệu Phật giáo, bao gồm Chuyện tiền thân Asatarupa, Chú giải trưởng lão Tăng kệ, Thánh nhân ký sự, Chú giải Pháp cú và Chú giải kinh Tăng chi bộ, Tôn giả Sivali được Đức Phật Padumuttara thọ ký, ở đời vị lai có được phúc lộc đủ đầy, tất cả là nhờ tiền thân của Ngài đã cúng dường Đức Phật. Đến tiền kiếp khác, tiền thân của Ngài tiếp tục cúng dường, dâng lên Đức Phật Tỳ-bà-thi hai phẩm vật mật ong và bơ tươi, trong bối cảnh thời ấy thì đây là hai vị thuốc quý, không chỉ đắt giá mà còn rất cần thiết và những điều này hoàn toàn được làm với lòng kiên định, tâm tín thành nên hiện đời Ngài có phúc báo đầy tràn, được tán thán bởi Đức Phật Thích Ca, đồng thời cũng lan tỏa rộng rãi tới các Thánh Tăng.

bồ tát sivali
Tôn giả Sivali có phước báo vô lượng, được chư Thiên và chúng sinh tôn kính

2. Kinh Tăng-nhất A-hàm

Trong Kinh Tăng-nhất A-hàm (tư liệu Hán tạng) thì kể rằng, Tôn giả Thi-bà-la (Sivali) thuộc hoàng tộc Sư-tử-giáp. Ngài là con của Cam-lộ-vị và có huyết thống chung với Đức Phật Thích Ca. Khi vừa chào đời, Ngài đã cầm viên minh châu vô giá ở trên hai tay, đây là biểu hiện kỳ đặc và được cho là dấu hiệu của đặc dị phi phàm, khiến cho cha mẹ của Ngài vô cùng lo lắng.

Cha mẹ của Tôn giả Thi-bà-la đã đến cầu thỉnh xin giải đáp từ các vị đạo thuỷ, tuy nhiên không có kết quả. Sau đó đã đưa Ngài đến bậc quán thông – Đức Phật Thích Ca để cầu an và được dạy Ngài là một đứa trẻ cực kỳ đại phúc, khi trưởng thành sẽ có thể cùng Đức Phật dẫn dắt 500 đồ chúng cầu học, sau này xuất gia tu đạo được chứng quả A-la-hán và phước đức của Ngài có được sẽ lớn nhất trong các thanh văn đệ tử của Đức Phật, không so sánh được.

Đúng như những lời Đức Phật đã thọ ký, Tôn giả Thi-bà-la ở tuổi 20 và 500 người bạn đã cùng nhau xuất gia. Sau đó, trong thời gian ngắn đã đắc quả A-la-hán. Tiếp tục hành trình, Ngài cùng các vị đồng học bắt đầu du hoá khắp nhân gian và đi đến nơi đâu, Ngài cũng đều được cúng dường tứ sự rất đầy đủ. Ngài còn được Vua trời Thích-đề-hoàn-nhơn, Tỳ-sa-môn Thiên Vương,… liệu biện các thứ theo tùy tâm của Ngài khi biết Ngài vừa khởi ý. Đặc biệt nhất là trường hợp Ngài được Đức Phật cho phép nhận 100 ngàn lượng vàng, sau đó phân bổ cúng dường đến 10 phương chúng Tăng.

Những điều trên là từ phước báo to lớn của Tôn giả Thi-bà-la. Phước báo này được tạo thành bởi nhân duyên được Ngài gây tạo trong nhiều kiếp quá khứ, giúp Ngài ở kiếp hiện tại ở trong rất nhiều đệ tử Đức Phật đang dẫn dắt trở thành bậc phúc lộc đệ nhất. Cụ thể:

  • Ở 91 kiếp trước, Tôn giả Thi-bà-la có tiền thân là người chăn bò ở nước Bàn-đầu nên có nhiều sữa đông và số sữa này Ngài muốn dùng tế lên các vị trời. Thời điểm ấy cũng là lúc Đức Phật Tỳ-bà-thi ra đời với đại nguyện giáo hóa chúng sinh. Trưởng giả Da-nhã-đạt rất muốn cúng dường sữa đông lên Đức Phật nhưng lại không đủ nên đã tìm đến Ngài để mua và trả giá rất cao. Nghe được mục đích của trưởng giả, Ngài đã phát nguyện sẽ đích thân cúng dường sữa đông lên Như Lai.
  • Tại 31 kiếp trước, Tôn giả Thi-bà-la có tiền thân là nhà buôn lớn Thiện Tài. Lúc bấy giờ, xuất hiện Đức Phật Thi-khí. Ngài cũng cúng dường trên thân Như Lai kim ngọc, tích được nhiều phước báo. Ngài nguyện sau này dù sinh ra ở nơi đâu cũng sẽ nắm giữ tiền tài (kể cả trong bụng mẹ), của cải đong đầy, bảo vật sum vầy, cuộc sống không thiếu thốn.
  • Vào thời Trung kiếp, Tôn giả Thi-bà-la với tiền thân Cư sĩ Thiện Giác nhiều tiền nhiều của. Ngài tự tay thiết trai cúng dường Đức Phật Như Lai Tỳ-xa-la-bà với lời nguyện nương nhờ công đức này sẽ không thiếu thốn, gặp được Tam Bảo, có người phù trợ,… ở bất cứ nơi nào mình sinh ra, đồng thời mong cầu sẽ gặp lại được Đức Phật giống như ở kiếp hiện tại trong tương lai.
  • Ở hiền kiếp hiện tại là sự xuất hiện của Đức Phật Câu-lâu-tôn và tiền thân của Tôn giả Thi-bà-la là Đa Tài. Ngài phát tâm cúng dường đầy đủ tứ sự lên Đức Phật và thánh chúng trong 7 ngày liên tục với lời nguyện khi Ngài thác sanh, dù ở nơi nào cũng đều có đầy đủ tiền tài và bảo vật sum vầy, được tôn kính bởi bốn chúng – quốc vương – nhân dân, được tiếp đón trong sự hân hoan của trời rồng quỷ thần – phi nhân – nhân loại,…
thánh tăng tài lộc sivali
Tôn giả Sivali xuất gia tu tập, trở thành người chứng quả A-la-hán sớm nhất trong các đệ tử của Đức Phật

3. Tài liệu khác

Trong một số tài liệu khác ghi chép ở 100 ngàn kiếp trước, Tôn giả Sivali có tiền thân là một vị cư sĩ. Thời điểm đó là thời của Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai. Đức Phật tổ chức pháp hội thuyết và Ngài đến tham dự, khi nhìn thấy Đức Phật ban cho một vị Tỳ kheo danh hiệu là “tài lộc tệ nhất” thì đã có rất mong được như vị Tỳ kheo này. Sau khi trở về nhà, Ngài đã thỉnh Đức Phật đến, đồng thời thiết lễ cúng dường trong 7 ngày và phát nguyện cầu cho tương lai có thể làm đệ tử tài lộc đệ nhất của Đức Phật.

Nguyện vọng của Ngài cuối cùng cũng được Đức Phật thọ ký và sẽ được tựu trong thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật có 40 vị thánh đệ tử cánh tả (đứng đầu là ngài Mục Kiền Liên) và 40 thánh đệ tử cánh hữu (đứng đầu là ngài Xá Lợi Phất) thì đệ nhất tài lộc trong tất cả các thánh đệ tử không ai khác chính là Tôn giả Sivali.

Vai trò, công đức của Tôn giả Sivali trong Phật giáo và đời sống

Từ Kinh tạng Nikaya và tư liệu Hán tạng, có thể nhận định rằng Tôn giả Sivali (Thi-bà-la) có nền tảng gia đình truyền thống mộ Phật, thiện chí. Ngài có lòng từ bi, tinh tấn trong tu hành và trong nhiều kiếp, Ngài tích được phước báo vô lượng, nơi nào có sự hiện diện của Ngài nơi đó sẽ có được sự bình yên, sung túc, thịnh vượng, không cần lo lắng cơm ăn áo mặc hằng ngày, từ làng mạc đến chốn hẻo lánh hoang vu, từ sông nước đến đất liền, chỉ cần Ngài đặt chân chân đến thì sẽ luôn có chư Thiên cùng với dân chúng cúng dường.

Từ những điều trên, Tôn giả Sivali ngày càng được nhiều người tôn kính, thờ cúng, lễ bái, đặc biệt là các Phật tử. Với niềm tin về đức hạnh của Ngài, tình yêu thương của Ngài dành cho chúng sinh, phước báo vô lượng giúp Ngài trở thành “thần tài” của Phật giáo,… mọi người tin rằng sẽ được Ngài che chở, bảo vệ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, đau khổ, bất hạnh. Bên cạnh đó, cầu nguyện Ngài ban phát tài lộc, gia đình thoát khỏi nghèo khổ, có cuộc sống thành công, an lành, dư dả và viên mãn.

tượng sivali
Nơi nào có sự hiện diện của Tôn giả Sivali nơi đó sẽ có được sự bình yên, sung túc, thịnh vượng

Ý nghĩa hình tượng Tôn giả Sivali (Thi Bà La)

Tôn giả Sivali được thể hiện với hình tượng đứng hoặc ngồi, dáng vẻ ung dung tự tại, gương mặt an tĩnh, từ bi phúc hậu nhưng vẫn uy nghiêm, quyền lực. Trên tay là các đồ vật như gậy, giỏ, cây dù, quạt, bát khất thực,… mang ý nghĩa là an lành, thành công, giàu có, sung túc và thịnh vượng. Cụ thể:

  • Gậy: Trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống luôn có quý nhân tương trợ, đặc biệt là những lúc gặp khó khăn, sóng gió.
  • Giỏ: Tích trữ của cải, giúp cuộc sống đủ đầy, sung túc và thịnh vượng, không lo cơm ăn áo mặc, một đời ấm no, giàu có.
  • Cây dù: Ngăn chặn khổ đau, nghèo khó, bất hạnh, giúp tương lai tươi sáng hơn, tiền bạc rủng rỉnh, gia đình hạnh phúc.
  • Bát khất thực: Tích trữ, giữ gìn tiền bạc, giúp của cải trong nhà đầy ắp, không thất thoát, không hao hụt bởi những điều ngoài ý muốn.
  • Quạt: Xua đuổi những điều phiền nhiễu, không bị người khác quấy rầy, có cuộc sống bình yên, viên mãn, vui vẻ.

Hướng dẫn cách thờ cúng tượng Tôn giả Sivali tại nhà

Tượng Tôn giả Sivali được thờ tại chùa và các cơ sở Phật giáo. Đồng thời, có nhiều gia đình cũng thỉnh Ngài về thờ cúng tại nhà. Điều này trước tiên xuất phát từ lòng thành, sự tôn kính dành cho Ngài. Sau đó là cầu xin Ngài gia hộ độ trì, có được may mắn, phước báu, tài lộc và thành công. Ngoài ra, còn nhận được tình cảm  yêu thương quý mến và sự giúp đỡ từ những người xung quanh, giống như cách Ngài được các chư Thiên và chúng sinh đối xử.

Khi thờ cúng Tôn giả Sivali tại nhà, mỗi ngày gia chủ cần đều đặn dâng hương, kết hợp tụng kinh niệm Phật, làm nhiều việc thiện,… Vào những ngày lễ lớn trong năm, nên dâng hương, hoa quả, cúng dường tăng đoàn,… vừa để bày tỏ lòng kính ngưỡng, vừa tích phước đức cho bản thân và gia đình. Khi bắt đầu công việc quan trọng, đi làm ăn xa,… có thể cầu nguyện trước Ngài xin được che chở, giúp đỡ có hành trình thuận lợi, vượt qua mọi thử thách khó khăn nếu có và đạt được thành tựu như mong muốn.

cách thờ cúng thánh tăng sivali
Tượng Tôn giả Sivali được thờ cúng tại nhà của nhiều Phật tử, thể hiện sự tôn kính dành cho Ngài và cầu mong được ban tài lộc, may mắn

Hướng dẫn chi tiết cách thờ tượng Tôn giả Sivali tại nhà:

  • Chọn tượng: Gia chủ nên chọn tượng Tôn giả Sivali cho cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, thanh thản khi nhìn thấy. Đồng thời nên ưu tiên chất liệu gốm sứ, composite, bột đá tự nhiên,… vừa bền đẹp vừa linh thiêng, kích thước không quá lớn hoặc quá nhỏ, màu sắc hài hoà với không gian thờ cúng,…
  • Không gian: Thờ cúng tượng Tôn giả Sivali tại nhà cần chọn không gian sạch sẽ, thoáng đãng, tôn nghiêm, tốt nhất là có phòng thờ riêng và không bị đè bên dưới bởi những không gian khác. Tuyệt đối tránh những nơi như phòng ngủ, góc cầu thang, nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
  • Bàn thờ: Bàn thờ Tôn giả Sivali cần cao tối thiểu hơn đầu gia chủ. Điều này thể hiện sự kính trọng dành cho Ngài. Trên bàn thờ cần có đầy đủ các bát hương, chén nước, lọ hoa, đèn thờ, đĩa trái cây,…
  • Thỉnh tượng: Có thể thỉnh tượng Tôn giả Sivali về thờ cúng tại nhà vào bất cứ ngày nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào ngày vía thần tài (10/1 âm lịch) hoặc các ngày lễ Phật hoặc mùng 1, 15, 30 âm lịch mỗi tháng. Quan trọng hơn cả vẫn là sự thành tâm của gia chủ và đã chuẩn bị tươm tất, chỉnh chu để đón Ngài về với gia đình.
  • Vị trí đặt tượng: Tượng Tôn giả Sivali có thể được thờ cúng độc tôn, nhưng cũng có thể được thờ chung với các vị Phật khác. Nếu thờ chung với các vị Phật khác thì tượng Phật sẽ ở vị trí cao nhất hoặc chính giữa, tượng thánh tăng sẽ đặt ở bên dưới hoặc bên trái hoặc theo hướng bên trái bàn thờ, bởi thánh tăng là đệ tử của Đức Phật.
  • Lưu ý: Tôn giả Sivali là thánh tăng Phật giáo, do đó không đặt bùa chú, vàng mã,… lên trên bàn thờ. Nếu muốn dâng đồ cúng thì hoa tươi, quả ngon,… là lựa chọn tốt nhất, ngoài ra còn có các món ăn chay và không nên cúng món mặn bởi vì đây là điều cấm kỵ

Tôn giả Sivali với tâm hạnh bố thí bao la, từ tiền kiếp đến hiện tại đã giúp Ngài có phước báo vô lượng, trở thành thánh tăng đệ nhất tài lộc. Ngài đem ban phát cho chúng sinh, những ai tôn kính, đảnh lễ, thờ cúng Ngài đều sẽ được che chở trong phúc lành, đạt được mọi điều như ý trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống, những khó khăn, vất vả, nghèo khó sẽ được bù đắp bằng sự thành công, đủ đầy, hạnh phúc, sung túc và thịnh vượng.

Cùng chuyên mục

Tượng Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 tôn tượng là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật, Bồ Tát được thờ vô cùng phổ biến hiện nay. Bộ tượng này còn có tên gọi khác là Di Đà...

ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi đức phật đản sinh

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh là một sự kiện quan trọng của Phật giáo. Khi Đức Phật đản sinh, Ngài đã đi 7 bước chân hoa sen với những ý nghĩa...

ngũ uẩn (năm uẩn) trong phật giáo là gì

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Ngũ uẩn (năm uẩn) trong Phật giáo là gì? Theo các tài liệu được ghi chép, ngũ uẩn bao gồm sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, thọ uẩn, hành uẩn,...

Ẩn