Tôn giả Sivali (Thi Bà La) – Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Đức Phật đản sinh

Ngũ Uẩn (Năm uẩn) trong Phật Giáo là gì?

Hạnh Đầu Đà Của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếc

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Đức Phật Thích Ca là ai? Và người có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có quãng thời gian tu hành khổ luyện ở cõi trần thế với những biến cố và trắc trở. Vậy cuộc đời của Đức Phật đã trải qua quá trình tu luyện gian khổ như thế nào. Mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây:

Đức Phật Thích Ca là ai ?

Phật Thích Ca chính là thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Thích Ca, cha là Đức Vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Mahamaya. Đức Phật Thích Ca chính là một vị Phật có thật ở trên cõi trần thế này.  Người chính là một vị Phật bằng xương bằng thịt. Đức Phật Thích Ca Vốn là con của Đức Vua Tịnh Phạn, hiệu của Người là Tất Đạt Đa. Từ nhỏ Ngài đã được biết đến là một người thông minh, luôn hướng thiện, đối xử hòa nhã và thân thiện với tất cả mọi người không phân biệt sang hèn.

Đức Phật Thích Ca trải qua các giai đoạn tu luyện khổ hạnh cùng thiện định tĩnh tâm trong 49 ngày và chứng đắc thành Phật. Ngài thường được biết đến với danh hiệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Phật Tổ, Đức Thế Tôn, Đức Phật…Trong nhiều sách kinh ghi chép lại thì ngài chính là hóa thân của Phật Tỳ Lô Giá Na ở cõi trần.

Phật Thích Ca là ai ?
Phật Thích Ca là ai ?

Sự Tích về Đức Phật Thích Ca

Sự tích về Phật Thích Ca không chỉ có trong Phật Giáo Nguyên Thủy mà hầu hết các tông phái Phật Giáo hiện nay như Phật Giáo Đại Thừa.. cũng đều công nhận Đức Phật Thích Ca chính là một vị Phật có thật trong lịch sử

Nằm mộng thấy voi trắng tặng hoa sen

Truyện kể lại rằng Hoàng Hậu Ma-ha-ma-ya trong một đêm nằm mơ thấy một con voi trắng bước ra từ luồng ánh sáng chói lóa và tiến đến bên bà dâng tặng bà một bông hoa sen. Lúc thức tỉnh, Hoàng Hậu Ma-ha-ma-ya liền đem câu chuyện kể lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Đức vua liền cho mời các nhà hiền triết đến để giải đáp về giấc mơ của hoàng hậu. Các nhà hiền triết đều nói rằng giấc mơ của Hoàng Hậu chính là một điềm báo về chuyện lành sắp diễn ra.

Ngày Đức Phật Đản Sanh

Chẳng bao lâu sau thì Hoàng Hậu tới ngày sinh nở. Theo phong tục truyền thống của Ấn Độ lúc bấy giờ thì Hoàng Hậu sẽ trở về quê nhà để sinh nở và chăm sóc. Lúc đó, khi đang đi ngang qua khu vườn Lâm Tỳ Ni thì trong lòng Hoàng Hậu bỗng thấy vui lạ thường. Bà cảm thấy như có trăm ngàn đóa hoa đang nở rộ trong tâm hồn. Biết được rằng có thể mình sắp trở dạ nên Hoàng Hậu liền sai tỳ nữ đưa mình tới dưới gốc cây vô ưu.

Ngày Đức Phật đản sanh
Ngày Đức Phật đản sanh trong bài viết Phật Thích Ca là ai ?

Dưới gốc cây này Hoàng Hậu đã hạ sinh một hoàng tử từ bên hông phải của bà. Quang cảnh lúc đó rất thần tiên, từ trên trời cao bỗng có các chư thiên dùng tấm khăn trắng cuốn lấy kim thân của Đức Phật. Tiếp đó, một cơn mưa từ trên trời rơi xuống tắm sạch cho cả Đức Phật và mẹ của Ngài.

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn

Khi Đức Phật vừa sinh ra thì Ngài đi liền một mạch 7 bước. Mỗi bước đi của Ngài dưới chân đều là một bông hoa sen nở rộ. Ngài đi đến bước thứ 7 thì đưa 1 tay lên trời, một tay chỉ xuống đất và tuyên bố rằng ” Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Và ngày hôm đó chính là ngày trăng tròn của tháng Vesak và theo lịch âm chính là ngày 15/4 âm lịch. Đây được xem là ngày ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN lớn nhất thế giới

Sau khi sinh 7 ngày thì Hoàng Hậu qua đời. Trong phẩm môn có ghi chép lại rằng sau khi hoàng hậu tạ thế thì người đã về cõi Trời Đâu Suất. Lúc này Đức Phật cũng trở về 3 tháng để tịnh độ và khai pháp cho Hoàng Hậu.

Sống trong nhung lụa

Sau khi Hoàng Hậu tạ thế thì Ngài được giao cho em gái của hoàng Hậu nuôi dưỡng và chăm sóc, lấy hiệu là Tất Đạt Đa. Từ nhỏ hoàng tử đã tỏ rõ là một người thông minh, ngài rất thích đọc sách và thường có thể bắt gặp ngài đọc sách dưới gốc cây trong vườn. Hoàng tử là người thân thiện, hòa nhã.

Năm Tất Đạt Đa tròn 12 tuổi, vua Tịnh Phạn lại một lần nữa cho gọi các nhà hiền triết tới để xem tướng cho hoàng tử. Lúc này các nhà hiền triết đều công nhận rằng hoàng tử có 32 tướng tốt và 80 tướng đẹp, tương lai sau này sẽ là một vĩ nhân. Tuy nhiên các nhà hiền triết cũng nhìn ra được vận mệnh của Người sẽ là một trong các bậc thánh nhân nếu bắt gặp lão – bệnh – tử. Lúc ấy người sẽ đi theo con đường tu luyện khổ hạnh để trở thành thánh nhân của nhân loại.

Đức Vua Tịnh Phạn khi nghe thấy những điều này vô cùng buồn rầu. Vì trong thâm tâm ông vẫn muốn rằng hoàng tử sẽ kế thừa ngai vị. Chính vì vậy, Đức Vua ngăn cản tất cả mọi thứ có liên quan đến điều đó. Ông không cho phép những thứ như lão- bệnh – tử xuất hiện trước mặt hoàng tử.

Cuộc sống của hoàng tử cứ thế bình an trôi qua trong lụa là gấm vóc. Ngài vẫn giữ thói quen đạm bạc của mình. Lúc này Người là vị hoàng tử dũng mãnh, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và nhà vua lấy làm vui mừng vì điều đó.

Đức vua cho mời các nhà hiền triết đến xem vận mệnh cho đức Phật Thích Ca
Đức vua cho mời các nhà hiền triết đến xem vận mệnh cho đức Phật Thích Ca

16 tuổi kết hôn cùng công chúa Ma-da-đà-la

Năm hoàng tử 16 tuổi  được định đoạt hôn ước với công chúa nước láng giềng tên là Ma-da-đà-la. Năm 19 tuổi thì Hoàng tử Tất Đạt Đa muốn xin vua cha cho được ra khỏi thành thăm thú cuộc sống của người dân. Lúc này biết không thể chối từ hoàng tử. Đức vua đã sắp xếp hành trình nơi hoàng tử tới sẽ là những nơi hạnh phúc và đầm ấm nhất. Đức vua sai người đánh ngựa là mặc na tới để đưa hoàng tử đi.

Ngày Hoàng Tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Ma Da Đà La
Ngày Hoàng Tử Tất Đạt Đa kết hôn cùng công chúa Ma Da Đà La

Lần đầu tiên gặp lão – bệnh -tử

Trên đường đi hoàng tử thấy một ông già râu tóc bạc phơ, bước đi chậm chạp, tay chống một cây gậy. Trên khuôn mặt người lạ đó là những vết in hằn. Hoàng tử liền hỏi Sa- nặc đó là ai? Sa nặc nói đó là một người già. Theo thời gian chúng ta cũng sẽ giống như họ. Hoàng tử lại nói tại sao trước giờ ta chưa từng thấy một người nào như vậy. Sa Nặc trả lời, cuộc sống vốn dĩ là như vậy, đây mới chính là cuộc sống mà chúng ta phải trải qua.

Tất Đạt Đa lại đi ngang qua một người nằm co quắp bên đường, người đó ho từng tràng dữ dội. Hoàng Tử lại hỏi, người đó bị làm sao? Sa Nặc đáp họ bị bệnh rất nặng. Khi hoàng tử đang trầm ngâm suy nghĩ thì lại đi ngang 1 đám tang. Người chết mặc y phục trắng và được thiêu trên giàn. Hoàng tử suy nghĩ tại sao cuộc sống ở trong cung điện lại không giống với cuộc sống bên ngoài này.

Xe ngựa vẫn tiếp tục lăn bánh và bỗng đi ngang một vị sư đang ngồi thiền dưới gốc cây. Trên khuôn mặt của nhà sư là sự an lạc của hạnh phúc. Dường như mọi chuyện trên thế gian này đều không làm ảnh hưởng tới thiền sư. Bất giác trong nội tâm hoàng tử muốn đi tìm con đường chân lý để dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh hằng cho chúng sanh.

Tâm nguyện tu hành

Người muốn thực hiện tu luyện để có thể phổ độ cho mình và phổ độ cho những người dân. Hoàng tử liền tâu với vua cha cho mình được đi tìm con đường tu hành. Vua Tịnh Phạn khi nghe thấy những lời này vô cùng sửng sốt và thất vọng. Mọi suy tính của đức Vua dường như không thể vượt qua được sự áp đặt của số phận. Cuối cùng hoàng tử vẫn lựa chọn con đường đó.

Nhà vua biết không thể nào ngăn cản được, nên đành ra điều kiện với hoàng tử. Người nói rằng sẽ không ngăn cản nếu như hoàng tử có con nối dõi. Chẳng bao lâu sau thì vương phi hạ sinh một cậu con trai. Tất Đạt Đa lúc này vui mừng, nhưng sự vui mừng của người là từ giờ sẽ không còn ràng buộc nữa. Người tới thăm 2 mẹ con trong đêm và không đánh thức họ. Bởi người biết rằng đánh thức họ lúc này thì việc ra đi của Người càng trở nên khó khăn hơn.

Lên đường trong đêm

Ngay trong đêm đó hoàng tử lên đường đi đến Xá Thành. Hoàng tử theo học 2 vị tu sĩ là A La La Ca Lam và A Đà La La Ma Tử lấy hiệu Thích Ca. Sau một thời gian học đạo thì thấy không tiến bộ thêm nên Hoàng tử và 5 vị tu hành khác cùng lập hội đồng tu, tu hành khổ luyện.

Giác ngộ về chân lý

Một thời gian sau Đức Thích Ca cảm thấy mình chưa giác ngộ được mà thân thể này đã không thể chịu nổi thì liệu con đường tu hành của mình có đúng hay không ?

Khi đang ngồi tu luyện và suy ngẫm thì bỗng ngài nghe được trên thuyền có 2 nhạc công đang bàn luận. Người nhạc công dày dặn kinh nghiệm đang chỉ dạy cho nhạc công học việc rằng để căng dây đàn không được căng quá, vì căng quá sẽ đứt. Nếu căng dây đàn trùng quá thì tiếng đàn sẽ không hay. Bỗng người ngộ ra rằng mình nên đi theo con đường ở giữa. Không thể quá cực đoan cũng không thể quá tích cực.

Đức Phật Thích Ca tu luyện khổ hạnh
Đức Phật Thích Ca tu luyện khổ hạnh

Lúc này người tản bộ trong rừng. Bỗng nhiên có một cô thôn nữ tiến đến và bố thí chút bánh gạo. Ngài nhận lấy và ăn miếng bánh gạo đó, bỗng nhiên cơ thể ngài có sức sống và trở lại bình thường ngay lập tức.

Sau đó Ngài tiến tới gốc cây bồ đề, thiền định 49 ngày

Quỷ Ma Ra quấy phá và dụ dỗ

Vì nghe thấy rằng Ngài phát nguyện sẽ thiền định tĩnh lặng 49 ngày và phải chứng đắc quả thành Phật nên Quỷ Ma Ra sợ hãi. Hắn bèn tìm cách quậy phá Đức Thích Ca

Ban đầu hắn cho 3 cô gái là quá khứ, hiện tại và tương lai đến để dụ dỗ. Nhưng Đức Thích Ca vẫn im lặng và giữ nguyên tư thế thiền định.

Quỷ Mara sai 3 người là quá khứ, hiện tại và tương lai đến để dụ dỗ Đức Phật Thích Ca
Quỷ Mara sai 3 người là quá khứ, hiện tại và tương lai đến để dụ dỗ Đức Phật Thích Ca

Rồi quỷ Ma Ra lại cho muôn vàn quỷ dùng vũ khí tấn công Đức Phật. Tuy nhiên không có thứ vũ khí nào có thể xuyên qua Đức Phật.

Đức Phật Thích Ca bị quỷ Mara quấy phá
Đức Phật Thích Ca bị quỷ Mara quấy phá

Sau nhiều lần tấn công nhưng vẫn không thể đánh bại Đức Phật thì nó liền buông lời chế diễu nói. Nếu như ngươi có thể chứng đắc thành Phật thì cũng đâu có ai có thể chứng kiến cho ngươi. Đức Phật nghe vậy liền nhẹ nhàng đặt tay lên mặt đất biểu thị rằng mặt đất sẽ làm chứng. Mặt đất như rung chuyển nhẹ ngầm thừa nhận điều đó.

Đức Phật Thuyết Pháp

Trải qua 49 ngày thì Đức Phật cũng đạt được cảnh giới giác ngộ và đắc quả thành Phật. Ngài lúc này thuyết pháp cho 5 vị đồng tu trước kia. Số lượng sư đoàn đã tăng lên con số hơn 80.000 người.

Số lượng đệ tử đông và càng ngày càng nhiều chúng tăng ni biết đến Ngài nhiều hơn. Lúc này ngài có suy nghĩ quay trở về cố hương để thăm lại người thân.

Đức Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp
Đức Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp trong bài viết Phật thích ca là ai ?

Trở về cố hương

Ngài dẫn theo tăng đoàn nhỏ gồm những đệ tử thân cận đi về phía vương quốc Thích Ca. Lúc này khi tới cung điện thì vua Tịnh Phạn ra nghênh đón nhưng trong dòng người đó lại không có vợ và con trai của Ngài

Hoàng phi Ma Da Đà La cùng con trai đang đứng trên lầu cao nhìn xuống dòng người. Lúc này con trai của nàng tên La Hầu La hỏi mẹ ơi, trong số những người kia thì ai là cha của con. Nàng liền trả lời con trai rằng trong số đó ai trang nghiêm nhất chính là cha của con.

Sau khi trở về cung điện, La Hầu La liền theo chân Đức Phật và thường rất thích ở bên người. Đức Phật sau đó đã tịnh độ và thu nạp La Hầu La, Vợ, em trai thành đệ tử.

Đức Phật Thích Ca Thuyết Pháp cho các đệ tử
Đức Phật Thích Ca Thuyết Pháp cho các đệ tử trong bài viết Phật Thích Ca là ai ?

Đức Phật nhập niết bàn

Vào một đêm trăng tròn tháng 4 năm 483 trước công nguyên Đức Phật nhập niết bàn. Trước đó 3 tháng ngài dự đoán được trước ngày sẽ nhập niết bàn nên cho gọi Xá Lợi Phất đến để dặn dò nơi đến và nơi sẽ yên nghỉ. Trước lúc nhập niết bàn đức Phật thuyết pháp lần cuối và dặn dò chúng đệ tử phải luôn tuân theo giới luật làm thầy cũng như phải tự thắp đuốc mà đi.

Chúng ta thường niệm danh hiệu của Người là “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” câu niệm danh hiệu này cũng là câu nhắc nhở chúng ta luôn phải tuân theo giới luật, giữ đạo của Phật Tử và đi theo con đường tu luyện đúng đắn không cực đoan. Thường niệm danh hiệu của Người để cầu mong dưới những hạnh nguyện to lớn của Đức Phật giúp tâm ta bình an và tĩnh lặng hơn.

Cùng chuyên mục

tượng Phật Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Đại Nhật Như Lai còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật được nhắc đến nhiều trong Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng của Mật Tông Đại Pháp....

7 thủ ấn quan trọng của phật giáo

Ý nghĩa 7 thủ ấn quan trọng của Phật Giáo

Thủ ấn Phật (Mudra) là các tư thế tay khác nhau của Phật mà ta thường được thấy trong tranh ảnh hoặc tượng Phật. Không phải tự nhiên mà Phật...

đại lễ phật đản

Đại Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Đại lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm, đây được xem là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với những tín đồ Phật giáo...

PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TỴ LÀ AI

Phật Bản Mệnh Tuổi Tỵ Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi tỵ là ai? Người sinh năm tuổi Tỵ nên thờ vị Phật độ mạng nào ? Có rất nhiều vị Phật Bản Mệnh cho 12 con...

các tông phái của Phật giáo

Tìm hiểu về các tông phái của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo lớn và được truyền bá rộng rãi qua nhiều quốc gia. Vậy nên các tông phái của Phật giáo rất đa dạng, mỗi tông...

an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là gì? Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?

An cư kiết hạ diễn ra hằng năm, trong ba tháng mùa mưa. Trong khoảng thời gian này, việc tu học sẽ là ưu tiên hàng đầu của các chư...

Ẩn