Nữ Tôn Giả Thời Đức Phật Thích Ca Là Ai ?

Vô Lượng Kiếp Thành Phật Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Địa Tạng Bồ Tát Là Ai ? Địa Tạng Và Diêm Vương

Phật Thích Ca Là Ai? Cuộc Đời Tu Hành Của Đức Bổn Sư

Nữ Tôn Giả Thời Đức Phật Thích Ca Là Ai ?

Chúng ta thường nghe về các tỳ kheo dưới thời Đức Phật được chứng đắc quả vị rất nhiều. Tuy nhiên rất ít sách nói đến các nữ tôn giả. Có chăng đạo Phật lúc bấy giờ không đề cao các nữ tôn giả. Thật không phải như vậy, thực tế có rất nhiều nữ tôn giả sau khi tu tập đã được chứng quả vị và rất nhiều trong số đó cũng từng là người thân cận bện cạnh Đức Phật. Tôn giả nữ đầu tiên phải kể đến chính là Kiều Đàm Di.

1 Tôn Giả Kiều Đàm Di hay tiếng Phạn có tên Ma-ha- Bà -cà-ba-đề

Vị tôn giả nữ này được xem là người đầu tiên ra nhập ni tăng đoàn và dẫn dắt ni tăng đoàn. Bà chính là em gái của hoàng hậu – người thân sinh ra Đức Phật. Hoàng hậu sau khi hạ sinh Đức Phật 7 ngày liền xuất thế và trở về cung trời Đâu Suất. Lúc này Đức Phật được người em gái của hoàng hậu nuôi dưỡng. Bà rất yêu thương và chăm sóc Đức Phật giống như đứa con mà mình sinh ra vậy. Vào lúc Đức Vua Tịnh Phạn đang hấp hối, Đức Phật có trở về vương quốc để tịnh độ cho Đức Vua. Lúc này Kiều Đàm Di liền xin phép Thế Tôn cho xuất gia (đây là lần thứ nhất bà lên tiếng xin xuất gia). Tuy nhiên thỉnh cầu của bà đã bị Đức Phật từ chối.

Bà vẫn không nản chí và sau đó cạo tóc, đi tu. Bà theo Đức Phật đến tận Vesali, dùng nhiều thiện chí để cầu xin Đức Phật cho phép bà được ra nhập tăng đoàn. Tôn giả Anada thấy tình cảnh như vậy nên cũng xin Đức Phật cho bà ra nhập. Lúc ấy Đức Phật mới thuận cho bà ra nhập. Tuy nhiên Ngài yêu cầu bà phải luôn tôn trọng “Bát Kỉnh Pháp”

Bà cũng là vị tôn giả nữ đầu tiên của ni tăng đoàn. Sau đó bà lãnh đạo ni tăng đoàn gồm các nữ tôn giả khác, hoạt động các khóa tu tập và thiền quán.

các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

2. Tôn giả Liên Hoa Tâm tiếng Phạn là Uppalàvana

Bà là nữ tôn giả ra nhập tăng đoàn sau Kiều Đàm Di. Bà xuất thân từ gia đình vốn giàu có, nhan sắc lại thuộc vào hàng xinh đẹp có thừa. Từ nhỏ, gia đình bà đã luôn hướng bà sống thiện và làm nhiều điều có ích. Khi lớn lên, được sự động viên của cha bà ra nhập ni tăng đoàn và nỗ lực tu tập. Một hôm khi đang dọn dẹp chuẩn bị cho một ngày lễ lớn. Bà liền chăm chú nhìn ngọn đèn và thiền quasn. Lúc đó liền đắc A -la-hán với thần thông vi diệu. Đức Thế Tôn lúc đó khen nữ đệ tử là thần thông đệ nhất.

các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

3. Tôn giả khema

Trong sách có ghi chép lại rằng bà là người có nhan sắc rực rỡ nhất. Bà đứng trong hàng ngũ những người đẹp nhất được dự tuyển vào làm hoàng hậu. Tuy nhiên bà lại có hướng muốn tu tập. ĐỨc vua Bimbisara đã khuyên bà đến Veluvana để diện kiến Thế Tôn và mong cho bà theo hướng tu tập. Lúc đó bà rất e ngại vì sợ Đức Thế Tôn chỉ trích lòng tự hãnh về nhan sắc này của bà. Lúc đó đức vua đã đưa bà đến gặp Đức Thế Tôn như một sự tình cờ. Mọi chuyện đều không thể qua được con mắt của Đức Phật. Đức Phật liền thị hiển là một thiên nữ xinh đẹp vượt xa cả hoàng hậu. Lúc bấy giờ thiên nữ đứng quạt cho Đức Thế Tôn và dần trở nên xấu xí và già nua, sau đó ngã quỵ xuống. Ngay lúc này bà chợt giác ngộ và đạt được quả vị A la hán. Đức Thế Tôn sau đó khen bà là tự tỳ kheo ni có trí tuệ và thiền quán đệ nhất.

các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

4. Kisagotami – Nữ Tôn Giả quá khứ có nhiều đau buồn

Đây được xem là nữ tôn giả từng có quá khứ đau thương nhất. Bà vốn là một thiếu nữ sinh ra tại một gia đình nghèo khổ. Khi lớn lên lại được gả tới một gia đình giàu có. Vốn tưởng rằng sẽ được sống một cuộc đời an nhàn. Nhưng số phận lại trớ trêu, gia đình nhà chồng thường xuyên khinh bỉ về xuất thân của bà. Mãi cho tới khi bà sinh ra một đứa con trai kháu khỉnh thì lúc ấy vị trí của bà trong gia đình chồng mới trở nên khá hơn. Tuy nhiên, số phận lại một lần nữa trêu ngươi bà, khi đứa con trai ấy bất ngờ chết đi, bà đau khổ đến điên cuồng. Gia đình chồng cũng không đoái hoài gì tới, dường như muốn vứt bỏ bà. Bà đau khổ ôm xác con đi khắp nơi để xin thuốc.

các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Bà đến gõ cửa từng nhà thầy lang nhưng đều bị từ chối, họ nói rằng không thể cứu được một người đã chết. Có người không nhìn nổi cảnh ấy, liền nói với bà rằng Đức Thế Tôn có năng lực thần thông biết đâu có thể cứu được con của bà. Nghe vậy bà liền đến dập đầu trước Đức Thế Tôn để cầu xin sự giúp đỡ từ Người. Đức Thế Tôn thấy một bà mẹ có tình yêu thương vô bờ như vậy liền lấy làm thương cảm. Đức Thế Tôn nói với bà rằng: bà hãy đến từng nhà hỏi xin hạt cải, nhưng nhà đó phải thỏa điều kiện là không có người chết. Bà không suy nghĩ gì nhiều ôm xác đứa con đến từng nhà để xin.

Bà gõ cửa nhà đầu tiên nói rằng thưa ông tôi muốn xin một hạt cải để cứu con của tôi. Người đàn ông đó rất vui vẻ tiến vào trong và lấy ra hạt cải. Bà chợt nhớ lại lời Đức Phật nói rằng trong nhà phải chưa từng có người đã chết. Bà lại hỏi rằng thưa ông: trong nhà ông có người đã chết nào hay chưa. Người đàn ông dừng hồi lâu như suy nghĩ xem tại sao bà hỏi vậy, ông liền đáp rằng, cha của tôi mới bệnh chết vào 2 năm trước. Bà đau khổ và nói với người đàn ông rằng, vậy tôi không thể nhận hạt cải này của ông được. Nói rồi bà liền rời đi.

Bà đến nhà gia đình thứ 2. Một người phụ nữ bước ra mở cửa. Bà liền xin hạt cải và hỏi rằng trong nhà có người nào đã chết hay chưa? Người đàn bà đó liền trả lời rằng đứa con trai của bà đã chết cách đây không lâu. Bà lại đau khổ đi sang nhà khác. Cho tới một nhà nọ khi bà hỏi xin hạt cải và hỏi trong nhà có ai đã chết hay chưa? Người đàn ông đó liền đáp lại rằng, có nhà nào mà không có người đã chết. Sinh lão bệnh tử, kể cả không chết trẻ thì cũng chết vì tuổi già.

Lúc này bà mới chợt ngộ ra rằng, cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, việc cải tử hoàn sinh cho con trai của bà là điều không thể. Lúc này bà không còn cảm thấy đau khổ nữa. Bà tỉnh ngộ và đưa con trai vào trong nghĩa trang. Sau đó bà xin với Đức Thế Tôn rằng : Xin Ngài cho phép con được xuất gia, mọi thứ trên đời này đều là vô thường, tất cả giàu sang, phú quý hay nghèo khổ đều từ thân thể này mà ra, tất cả mọi đau khổ, hạnh phúc đều do thân tâm này mà phát. Nay con xin được xuất gia và đi theo tu tập. Nói rồi bà liền chứng sơ thánh quả tại chỗ. Bà vào ni tăng đoàn không bao lâu thì liền chứng đắc A La Hán quả vị. Đức Thế Tôn khen bà là nữ tôn giả mang thô y đệ nhất.

5. Bhadda Kundalakesa – Nữ Tôn Giả từng trao niềm tin nhầm người

Lúc đó nữ tôn giả này chính là con cửa một vị thủ khố cho vua nên có cuộc sống rất sung sướng, không khác gì các bậc công chúa hoàng tử trong cung. Một hôm, thấy trên phố dẫn giải một tên cướp, bà vì một phút phải lòng mà đâm ra yêu thương tên cướp đó. Lúc đó trong thân tâm bà không phân biệt đúng sai, liền dùng mọi cách để lo lót cho tên cướp đó được giải thoát.

Tên cướp đó cũng lợi dụng và dụ dỗ nàng. Hắn yêu cầu nàng mang nhiều thứ quý báu đến để cúng tế, sau khi nàng mang những thứ trân quý lên núi hắn liền lộ rõ bộ mặt muốn cướp của và giết nàng. Trong lúc giằng co thì nàng liền xô hắn xuống vực sâu. Nhận ra được nhiều lỗi lầm của mình và cảm thấy cuộc sống này nếu cứ tiếp diễn như vậy thì thật quá vô nghĩa. Nàng liền quyết trí xuất gia đi tu.

Nàng ra nhập giáo đoàn Ni Kiền Tử. Tôn giả này nổi tiếng là có tài hùng biện nhưng lại không đúng với những giáo lý của Ni Kiền Tử. Sau đó tôn giả rời đi và thách thức mọi triết lý của nhân gian. Cho tới một ngày nọ, Xá Lợi Phất chấp nhận lời thách thức của nữ tôn giả. Trong buổi tranh luận, nữ tôn giả đuối lý và cúi đầu trước trí tuệ của tôn giả Xá- Lợi – Phất.  Nữ tôn giả liền bái Xá – Lợi – Phất làm thầy và đến diện kiến Đức Phật. Sau khi Đức Phật thuyết pháp thì nữ tôn giả liền chứng đắc được A La Hán. Nữ tôn giả được thọ đại giới và ra nhập Ni tăng đoàn.

các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
các nữ tôn giả thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ngoài ra còn rất nhiều nữ tôn giả đã ra nhập ni tăng đoàn và được chứng nhiều quả vị khác nhau. Như vậy vào thời kỳ Đức Phật thuyết pháp có rất nhiều nữ tôn giả đã ra nhập ni tăng đoàn.

Cùng chuyên mục

vô lượng kiếp thành Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Vô Lượng Kiếp Thành Phật Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong hầu hết các câu chuyện về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì đại đa số chúng ta thường nghe đến cuộc đời từ lúc nhỏ đến...

trụ pháp sa môn là gì ?

Trụ Pháp Sa Môn Là Gì ?

Trụ Pháp Sa Môn là gì ? Trụ Pháp Sa Môn theo thuyết giảng của Đức Thế Tôn chính là bị người ta chửi rủa không chửi rủa lại, bị...

lễ dâng y Kathina

Ý nghĩa lễ dâng y Kathina trong Phật giáo Nam Tông

Lễ dâng y Kathina là một lễ hội đặc trưng của Phật giáo Nam Tông được gìn giữ và lưu trữ từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy nên...

Ẩn