Ý nghĩa lễ Tự Tứ trong Phật giáo Nam Truyền

Lời Đức Phật Dạy Về Thiện Ác

Lời Đức Phật Dạy Về Thiện Ác

Thiện chưa chắc là thiện, ác cũng chưa chắc ác. Có thể bạn sẽ từng nghe câu này ở đâu đó và tự hỏi tại sao thiện lại chưa chắc là thiện? Không phải làm việc thiện thì chúng ta đều thấy hết sao, người làm việc ác chỉ cần nhìn qua là sẽ biết. Vậy lời Đức Phật dạy về thiện ác như thế nào ?

Thiện ác qua lời răn dạy của Đức Phật

Xưa kia có một nhóm các nho sĩ nghe danh của một vị hòa thượng hiểu biết về Phật pháp và thuyết pháp rất hay những lời răn dạy của Đức Phật. đám nho sĩ nọ liền đến và mong muốn được vị hòa thượng đó giải đáp về các thắc mắc của mình.

Một vị nho sĩ nọ hỏi: Thưa, tôi thấy Đức Phật thường nói rằng, làm việc thiện hay ác thì phần phước báu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời này và đời con cháu về sau. Nhưng sao tôi lại thấy có người nọ, thường xuyên làm việc thiện nhưng đời con cháu của họ không được sung túc thịnh vượng, ngược lại có người làm việc ác mà con cháu của họ lại sống rất hạnh phúc. Như vậy thì thuyết pháp của Đức Phật răn dạy liệu  có đúng.

Hòa thượng Trung Phong liền đáp: Con người ta đôi lúc chỉ nhìn được một khía cạnh của cuộc sống. Khi mà cảm xúc trần tục chưa được dứt sạch thì con mắt chân chánh chưa được khai mở. Lúc nhìn việc thiện lại hóa ra việc ác, lúc nhìn việc ác lại lầm tưởng đó là thiện.

Nho sĩ kia liền hỏi lại: Thiện và ác là 2 thứ trái ngược nhau, sao có thể nhận biết lộn xộn như vậy được.

Sư Thầy liền hỏi lại: Vậy các vị xin cho ý kiến về điều thiện và ác trong cuộc sống mà các vị thường thấy

Một nho sĩ nói: khi chửi mắng người khác, lăng mạ người khác đó chính là ác, khi cung kính và lễ phép đó là thiện.

Một nho sĩ lại nói: tham hư vinh lấy tiền của người khác thì là ác, ngay thẳng, chính trực không lừa gạt ai đó lại là thiện.

Hòa thượng Trung Phong lại nói: chưa hẳn đã là như vậy. Sau đó ông liền giải thích. Làm việc mà có lợi cho mình, và lợi cho người thì đó chính là việc thiện, làm việc mà có hại cho mình, cho người đó chính là việc ác. Làm việc mà không gây hại cho người khác chưa chắc đã là thiện.

Việc thiện được làm xuất phát từ chân tâm thật sự mong muốn cho người khác những điều tốt lành chứ không phải làm việc thiện vì người ta nhìn thấy mình đang làm việc thiện. Hay nói cách khác làm việc thiện mà hoàn toàn không vướng mắc vào hình tướng là chân thật, làm việc thiện mà vướng mắc hình tướng thì là giả dối.

lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác
lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác

Kinh Phật thuyết pháp về thiện ác

Tại vương quốc Xá Vệ, vườn Ông Cấp Cô Độc, dưới rặng cây Kỳ Đà. Lúc đó Đức Thế Tôn đang thuyết pháp , có vô số Bồ Tát, chúng tăng, chúng sanh đang nghe thuyết pháp. A Nan liền đem những câu hỏi cất giữ trong lòng là trình bày với Đức Phật:

Kính lạy Thế Tôn, Tôi nay thấy nhân gian này có kẻ giàu, người nghèo, kẻ sang, người hèn, có người đẹp, kẻ xấu, có kẻ bệnh tật, người khỏe mạnh, có người trắng mà mắt lác, người xanh đen lại nụ cười đẹp, kẻ sống lâu, người đoản mệnh, kẻ đói rét người đầy đủ, kẻ dốt nát ngu si người thông minh sáng suốt…

Lúc đó Đức Thế Tôn liền nói với A Nan rằng: Tất cả mọi chúng sanh đều thọ báo bất đồng là do ở đời trước dụng tâm nhiều việc khác nhau nên khi sinh ra ở đời này sẽ hứng chịu những nghiệp báo của kiếp trước.

lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác
lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác

Thiện Ác Trong thế gian

Chữ thiện ác ở trong thế gian này là thứ mà khó có thể giải thích nhất. Thiện ác cũng sẽ được phân ra thành nhiều khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy đứng dưới mỗi một góc độ ta sẽ nhìn thấy chữ thiện và ác hoàn toàn khác.

Thiện ác trong phong tục

Ở một số nơi thường có tục lệ, cha mẹ khi già yếu đi sẽ bị con cháu bỏ vào trong núi sâu để không thể tìm được đường về nhà và tự chết đi. Đối với chính những người dân nơi đó thì họ coi đó là việc thiện, vì bản thân những người làm cha, làm mẹ cũng đều mong con cái của họ có cuộc sống tốt đẹp, chính vì vậy họ không muốn làm ảnh hướng tới con cái khi họ về già. Nhưng nếu nhìn ở góc độ của chúng ta thì lại thấy đó chính là điều ác. Lại có nơi khi cha mẹ già chết đi thì lại mổ trâu, mổ bò để cúng tỏ lòng báo hiếu. Đối với chúng ta mà nói thì việc đó chính là thiện vì đã báo hiếu cho cha mẹ của mình. Tuy nhiên, khi nhìn ở một góc độ khác, một người khi chết đi lại khiến cho những con trâu, con bò đó phải chết theo thì đó có phải là thiện không ? Nhìn nhận vấn đề ở mỗi nơi một khác, chính vì vậy thiện ác chính là do phong tục hình thành.

Thiện ác theo luật pháp

Trong luật pháp quy định rõ ràng, bản thân người làm việc thiện, hay việc ác sẽ được thể hiện bằng các chứng cứ rằng người đó đã làm vậy. Luật pháp không công nhận một người tâm niệm ác nhưng chưa có hành vi ác thì sẽ không bị trừng trị. Tuy nhiên nếu một người làm việc thiện mà trong hành vi là việc ác thì vẫn sẽ phải chịu sự can thiệp của pháp luật.

Lấy dẫn chứng: Một nhà nọ, có một người con nghiện ngập, cờ bạc, hút chích thường xuyên về đánh đập, chửi bới cha mẹ để lấy tiền bạc ăn chơi, không những vậy, gã còn thường xuyên ăn trộm, quậy phá xóm làng. Người mẹ đó bất lực không biết làm gì nên đành chọn cho con mình một cái chết.

Bà đứng trước giường của con trai, đứng ngắm nhìn thật lâu, sau đó dùng dao giết chết chính đứa con mình sinh ra. Người ta nói rằng hổ dữ không ăn thịt con. Theo pháp luật thì bà phạm tội giết người. Tuy nhiên, tất cả người dân, người thân đều viết lá đơn gửi lên tòa án xin giảm nhẹ án cho bà. Mặc dù theo pháp luật, bà chính là người làm một điều ác. Tuy nhiên với tất cả những người dân xung quanh đó, kể cả những người thân trong gia đình thì bà đã lại làm một việc thiện

Hay một ông bác sĩ bệnh tim nọ cứu sống được cả trăm nghìn người. Tuy nhiên mới đây ông đã vướng vào vòng lao lý vì xử lý công việc sai cách, sai quy trình làm thất thoát tiền bạc của bệnh viện.

Người ta kiện ông ra tòa vì ông làm thất thoát tiền bạc. Số tiền đó là tiền các bệnh nhân đến khám và phẫu thuật, họ không đủ khả năng để chi trả những chi phí đắt đỏ đó, họ không mang theo số tiền lớn bên mình. Nên khi cần phẫu thuật gấp ông đã tự ý trích khoản đó ra để những người bệnh có cơ hội sống.

Đối với pháp luật thì ông chính là người đã làm việc ác vì làm thất thu của bệnh viện. Tuy nhiên đối với hầu hết những người bệnh ông lại như một vị Phật sống cứu giúp cho rất nhiều người.

=> Xem thêm: Đại lễ Phật Đản là ngày gì ?

lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác
lời Đức Phật dạy về Thiện và Ác

Thiện ác theo Phật Pháp

Thiện và ác theo Phập pháp chính là việc mình mang lại lợi ích cho người khác và cho ngay chính bản thân mình. Còn ác chính là làm việc bất lợi cho bản thân và cho người khác, đôi khi ác cũng được thể hiện rõ ràng hơn trong việc chỉ mưu lợi cho mình mà chà đạp những người khác.

Thiện và ác sẽ xuất phát từ chân tâm. Con người ta khi chưa hành sự việc ác nhưng trong tâm họ đã xuất hiện hoặc có ý đồ thì tức là ác. Bởi vậy nên đạo Phật thường hướng tới việc sẽ cứu giúp chân tâm thoát khỏi những tà niệm. Vì chỉ có chân thiện thì mới có thể hành sử được việc thiện.

Cùng chuyên mục

ý nghĩa lễ tự tứ

Ý nghĩa lễ Tự Tứ trong Phật giáo Nam Truyền

Trong Phật giáo Nam Truyền, lễ Tự Tứ mang ý nghĩa thỉnh cầu chư Tăng chỉ ra những lầm lỗi, nhắc nhở để hoàn thiện bản thân trên con đường...

Ẩn