Cách niệm hơi thở (Anapanasati)

Luận về quán hơi thở

Tìm hiểu về các tầng Thiền

Tứ Niệm Xứ – 4 nền tảng của chánh niệm

Hỏi-Đáp về lợi ích của Định (samatha)

Thiền định và Thiền quán

Những Điều Cần Biết Trong Hơi Thở

Hỏi-Đáp về lợi ích của Định (samatha)

HỎI ĐÁP 5

Hỏi 5.1: Tám thiền chứng (samā patti) [21] có thể dùng làm phương tiện để đạt đến Danh Sắc Phân Tích Trí (nāma-rūpa pariccheda ñāṇa), và để thấy ra sự sanh diệt vi tế của chúng, nhờ vậy mà trở nên nhàm chán và đắc Đạo Trí (tuệ) – maggañāṇa. Ngoài lợi ích này ra, còn những lợi ích nào khác của tám thiền chứng?

Đáp 5.1: Có năm lợi ích của thiền định.[22]

1) Lợi ích thứ nhất của thiền định (jhāna concentration) là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhamma sukha vihāra) tức là thọ hưởng hạnh phúc của thiền ngay trong kiếp hiện tại. Điều này muốn nói đến các vị A-la-hán. Mặc dù các vị A-la-hán thuần quán (vipassanaà) đương nhiên có các thiền siêu thế (lokuttāra jhanā), song họ vẫn muốn tu tập các thiền hiệp thế (lokiya jhanā) vì muốn thọ hưởng lạc trú của thiền này. Bởi lẽ họ là các bậc A-la-hán, với các phiền não đã được loại trừ bằng đạo tuệ (điều này cũng có nghĩa là các triền cái của họ đã được đoạn trừ), nên việc tu tập thiền đối với họ rất dễ. Lý do khác nữa để giải thích tại sao họ lại thường phát triển thiền (định) là vì muốn chứng diệt (nirodhānisamsa – diệt thọ tưởng định), một định chứng đòi hỏi phải có sự tinh thông tám thiền chứng.

Phận sự của một vị tỳ khưu là: học kinh điển (pariyatti: pháp học), hành thiền minh sát (patipatti), và đắc bốn đạo, bốn quả (paṭivedha). Đó là những gì các vị A-la-hán đã làm, vì thế không còn việc gì phải làm nữa đối với họ. Họ hành thiền định không vì lý do gì khác hơn là để hưởng thiền lạc (jhānasukha) trong kiếp hiện tại này.

2) Lợi ích thứ hai của thiền định là lợi ích trong việc minh sát (vipassanānisaṁsa): thiền định là một hỗ trợ cho minh sát trí, vì với jhāna (bậc thiền) hành giả có thể thấy danh-sắc chân đế và các nhân của chúng một cách rõ ràng, đồng thời có thể phân biệt tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng (dễ dàng hơn tâm bình thường).

Khi một hành giả đã hành minh sát thấu đáo, đặc biệt là lên đến Đạo Tuệ (magga ñāṇa) và Quả Tuệ (phalañāṇa), hoặc Hành xả tuệ (saṅkhārupekkhā ñāṇa), thì các bậc thiền (jhāna) thường rất vững. Các bậc thiền này làm cho minh sát trí trở nên rõ ràng, trong sáng, mạnh mẽ và đầy năng lực hơn. Minh sát trí mạnh mẽ và đầy năng lực ấy, ngược lại cũng bảo vệ cho jhānas khỏi rơi xuống (bậc thấp).

Hơn nữa, khi hành giả hành minh sát trong một thời gian lâu dài, mệt mỏi có thể phát sinh. Lúc ấy hành giả nên nhập thiền một lúc cho tâm được nghỉ ngơi. Lấy lại sức khỏe xong hành giả có thể chuyển sang minh sát trở lại. Như vậy, mỗi lúc mệt mỏi xảy ra hành giả lại có thể an nghỉ trong bậc thiền của mình.[23]

Thế nên, nhờ định mà minh sát được rõ ràng trong sáng, mạnh mẽ, đầy năng lực và khéo bảo vệ. Đáp lại, minh sát hủy diệt các phiền não ngăn chặn tâm định, và giữ cho nó vững chắc. Samātha (thiền chỉ) bảo vệ thiền quán và ngược lại là thế.

Vả lại, định của bát thiền không chỉ là một hỗ trợ cho việc phân biệt danh-sắc và các nhân của chúng thôi, mà vì tám thiền chứng ấy tự thân chúng còn là “danh”, và được kể vào việc phân biệt danh.[24] Nếu một hành giả đã phân biệt được danh-sắc và các nhân của chúng (kể cả tám thiền chứng) là vô thường, khổ, và vô ngã, lên đến hành xả trí (saṅkhārupekkha ñāṇa), về sau vị ấy có thể duy trì việc phân biệt của mình đối với các hành (danh pháp) của bậc thiền đó chỉ với một trong tám thiền chứng là đủ. Đây là liên kết Chỉ-Quán với nhau (yuganaddha), giống như hai con bò cùng kéo một chiếc xe vậy. Đó là một sự hỗ trợ khác cho việc chứng Đạo, Quả, và Niết-bàn.

3) Lợi ích thứ ba của thiền định là các năng lực thần thông (abhiññānisaṁsa): nếu một hành giả muốn làm chủ các thần thông hiệp thế, như túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā), thiên nhãn thông (dibba – cakkhu), thiên nhĩ thông (dibba – sota), tha tâm thông (paracitta vijānama), biến hoá thông (iddhividha), bay trong hư không, đi dưới nước, v.v… hành giả phải tu tập mười kasiṇa và tám thiền chứng theo mười bốn cách.[25]

4) Lợi ích thứ tư của thiền định là cái chúng ta gọi là “một sanh hữu đặc biệt” (bhavavisesāvahānisaṁsa). Đó là, nếu hành giả muốn tái sanh vào một cõi phạm thiên nào đó sau khi chết, hành giả phải tu tập định, như mười kasiṇa, niệm hơi thở, thiền tâm từ. Nhưng để được chắc chắn sinh vào cõi phạm thiên ấy thì thiền (jhāna) phải được duy trì cho đến giây phút chết.

5) Lợi ích thứ năm của thiền định là chứng diệt (nirodhānisaṁsa): sự chứng diệt (tận định) là sự diệt tạm thời của dòng tâm thức (citta), cùng với các tâm sở và sắc chất do tam sanh (cittaja rūpa). “Tạm thời” có nghĩa là chỉ từ một cho tới bảy ngày, tùy thuộc vào quyết định trước của hành giả (adhiṭṭhāna)

Chỉ các vị bất lai (anāgāmi) và A-la-hán mới có thể chứng diệt. Đối với các vị A-la-hán, ngoài lúc ngủ, và ngoài lúc tác ý đến các khái niệm, còn ra, họ chẳng bao giờ ngừng thấy sự sanh – diệt hoặc chỉ sự diệt của danh-sắc và các nhân của chúng, tình trạng này kéo dài suốt ngày lẫn đêm và năm này qua tháng nọ.[26] Đôi khi họ cảm thấy “chán” và chỉ muốn không phải thấy các hiện tượng hay “pháp diệt” (bhanga dhamma) ấy nữa. Nhưng, vì thọ mạng của họ chưa hết, tức là vẫn chưa đến thời để nhập vô dư Niết-bàn – Parirbbāna – của họ. Vì thế, để chấm dứt việc thấy các pháp diệt đó, họ nhập diệt tận định.

Vì sao các vị A-la-hán không bao giờ ngừng thấy các hiện tượng ấy? Bởi vì, với A-la-hán thánh quả, các ngài đã đoạn diệt các triền cái đối nghịch với các thiền chi, và do đó đã có định. Tâm định thấy pháp chân đế (paramattha dhamma) như chúng thực sự là, vì thế nó luôn luôn thấy danh sắc chân đế như chúng thực sự là, đó chính là thấy “pháp diệt” (bhaṅga dhamma). Khi một vị nhập diệt tận định, giả sử trong bảy ngày, thì bảy ngày ấy vị này không thấy các pháp diệt nữa, bởi vì (sự chứng diệt kéo dài bao lâu) tâm và các tâm sở lẽ ra sẽ thấy các hiện tượng ấy đã dừng lại rồi (nên không thấy nữa vậy).

Mặc dù các vị A-la-hán có thể trú trong Niết-bàn chứng (A-la-hán thánh quả định), song họ vẫn thích trú trong diệt (tận định) hơn, vì dù rằng thánh quả định lấy vô vi giới hay Niết-bàn làm đối tượng, ở đó vẫn còn tâm hành thuộc cảm thọ. Còn trong Diệt tận định, hành duy nhất còn lại là sắc hành (sắc pháp) (material formation) thuộc sắc do nghiệp, thời tiết, và vật thực sanh, không có sắc do tâm sanh, và cũng không có tâm.

Muốn nhập diệt tận định, hành giả phải thiết lập sơ thiền, xuất khỏi thiền ấy và phân biệt các pháp sơ thiền này là vô thường, khổ, hoặc vô ngã. Hành giả cứ tuần tự làm như vậy cho đến thức vô biên xứ (viññāñancāyatana), thiền vô sắc thứ hai. Rồi hành giả phải nhập “vô sở hữu xứ”, thiền vô sắc thứ ba (ākiñcaññāyatana jhāna), xuất khỏi thiền ấy và thực hiện bốn sự quyết định.

1. Suy xét xem mức thọ mạng của mình (có còn đủ bảy ngày không), rồi trong đó mới quyết định thời hạn chứng diệt (tận định), tối đa là bảy ngày, cuối thời hạn đó hành giả sẽ tự động xuất thiền.

2. Nếu đức Phật cần đến, hành giả sẽ tự động xuất, trước khi có một vị tỳ khưu đến gọi.

3. Nếu Tăng chúng cần đến, hành giả sẽ tự động xuất, trước khi có một vị tỳ khưu đến gọi.

4. Bốn món vật dụng của hành giả không bị tiêu hoại bởi lửa cháy, nước trôi, chuột gặm, mối xông, v.v…

Sau đó hành giả nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, bậc thiền vô sắc thứ tư (nevasaññā nāsaññāyatana jhāna). Chỉ sau một hoặc hai sát – na tâm trong thiền chứng ấy, hành giả liền nhập diệt tận định trong thời hạn đã định, chẳng hạn như bảy ngày. Hành giả không thấy bất cứ điều gì trong khi chứng diệt, vì tất cả tâm và tâm sở đã dừng lại.[27]

[21] Bốn thiền sắc giới và thiền vô sắc.

[22] Vis. XI “Samādhi Niddesa” B.362 (Mô tả Định I. 120)

[23] Chi tiết, xem lại trên

[24] Xem lạiở trên

[25] Chi tiết, xem Vs. XII, “Iddhividha Niddesa

[26] Xem sau, để biết thêm chi tiết về “Sanh Diệt Trí”

[27] Vs. XXIII “Nirodhasamāpatti katha” B879 (Thích giải Diệt tận định) N43

Nguồn:Biết và Thấy-Pháp Thông dịch

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-biet_thay/05.htm

Cùng chuyên mục

thien-dinh-va-thien-quan

Thiền định và Thiền quán

Thiền định và Thiền quán Thiền định (thiền chỉ) và thiền quán (thiền Minh Sát Tuệ còn gọi là thiền Tứ Niệm Xứ hoặc thiền Chính Niệm) Các sư Thái...

Những Điều Cần Biết Trong Hơi Thở

Những Điều Cần Biết Trong Hơi Thở

Hơi thở còn, sự sống còn, Hơi thở mất, mất tất cả! Trong đời sống nhân loại nói riêng, tất cả sinh vật có sự sống nói chung, hơi thở...

Tứ Niệm Xứ - 4 nền tảng của chánh niệm

Tứ Niệm Xứ – 4 nền tảng của chánh niệm

Tứ Niệm Xứ - 4 nền tảng của chánh niệm Tỳ Khưu Brahmavamso Giới thiệu: Ðại đức Brahmavamso là vị lãnh đạo tinh thần của hội Phật Giáo Tây Úc, và...

Tìm hiểu về các tầng Thiền

Tìm hiểu về các tầng Thiền

Tìm hiểu về các tầng Thiền Các tầng Thiền khi đã được phát triển đầy đủ thì trở thành rất sâu và vững chắc đó là giai đoạn An chỉ...

LUẬN VỀ QUÁN HƠI THỞ

Luận về quán hơi thở

LUẬN VỀ QUÁN HƠI THỞ [Tóm lược] 1. [162] Khi bất cứ ai tu tập định bằng cách quán hơi thở [1] với 16 cứ điểm, có hơn 200 loại trí khởi...

Ẩn